Tình báo công nghiệp trong Chiến tranh Lạnh
Amtorg là một cái tên được thành lập tại New York có nhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, tuy vậy Liên Xô (cũ) không thể bỏ lỡ cơ hội sử dụng nó cho mục đích khác - nó còn là một vỏ bọc tuyệt vời để tiến hành hoạt động tình báo và thu thập thông tin về những đổi mới công nghệ. Chính quyền Mỹ đã không thể ngăn chặn điều này vì mọi thứ đều hợp pháp.
Nhưng công nghệ sao chép không phải lúc nào cũng có hiệu quả vì có một số sáng chế mà các điệp viên không thể tiếp cận được. Tên của điệp viên đôi khi được tiết lộ, nhưng không có sự xác nhận hợp pháp về hoạt động tình báo nên họ chỉ bị trục xuất.
Công ty Amtorg tại Mỹ: Kinh doanh và do thám
Amtorg được thành lập bằng cách sát nhập hai công ty để thực hiện cùng một công việc, nhưng hiệu quả của cả hai đều thấp với doanh thu chỉ bằng vài nghìn đôla. Dưới dạng của một tổ chức xã hội Mỹ, công ty mới phải có số vốn cơ bản ít nhất là 1 triệu USD. Công ty tham gia vào các hoạt động thương mại giữa Mỹ và Liên Xô nên việc cử hai giám đốc từ Liên Xô đến không thể gây ra sự phức tạp, ngay cả với thực tế là thời điểm đó giữa hai nước không có quan hệ ngoại giao. Ban đầu, công ty được thành lập như một tổ chức thương mại, được trao quyền mở rộng để thực hiện các giao dịch tài chính và thu thập thông tin về quy trình công nghệ và thiết bị.
Việc cử người sang Mỹ vì mục đích kinh doanh không bị cản trở. NVKD không thể bỏ lỡ cơ hội lớn như vậy nên đã sử dụng nó cho mục đích khác - do thám công nghệ. Những nhân viên như Semyon Sememov, Victor Lyagin, Grigory Besedovsky và khoảng 20 người nữa đã được đưa vào công ty, chiếm 1/3 số nhân viên. Dưới vỏ bọc là kỹ sư, họ có thể đến thăm các doanh nghiệp và làm quen với quy trình này. Đối với họ chỉ những phát minh đã được cấp bằng sáng chế, một số chi tiết sản xuất tinh vi mới có thể bị che giấu. Còn lại, công ty yêu cầu phải cung cấp báo cáo tín dụng của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Không thể chặn quyền tiếp cận thông tin
Luật pháp Mỹ cho phép đại lý Liên Xô hoạt động điệp báo. Có một bộ quy tắc - các tổ chức thương mại đăng ký tại Mỹ được coi là các tập đoàn Mỹ và không có rào cản nào cho việc tiếp cận thông tin của họ.
Giám đốc FBI James Fox đưa ra nhận xét rằng trong hoạt động kinh doanh của Mỹ với Liên Xô có nhiều sơ hở. Với sự hỗ trợ của Amtorg, họ tiến hành kiểm tra tín dụng và tìm hiểu về tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Khi phát hiện ra những sai sót hoặc vấn đề nào đó, họ ký hợp đồng với doanh nghiệp, sau đó sử dụng những sai sót này cho mục đích của mình. Phần lớn được thực hiện hợp pháp, trên cơ sở pháp lý nên sau đó không thể bắt lỗi.
Theo luật, nếu một công ty đã được đăng ký ở Mỹ thì sẽ được phép thu thập thông tin kỹ thuật và sử dụng nó. Như vậy, việc kiểm soát xuất khẩu không bị vi phạm, nhưng nếu tổ chức thực hiện vận chuyển thiết bị mà không có giấy phép thì sẽ bị coi là vi phạm. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đã hoạt động thận trọng, cố gắng tuân thủ luật pháp, mặc dù họ đã sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin.
Công nghệ được sao chép từ nước ngoài
Công nghiệp hóa ở Liên Xô đòi hỏi có nhiều chuyên gia cũng như các ý tưởng kỹ thuật. Điều này được hỗ trợ bởi Amtorg và công ty đã tuyển dụng các công dân nước ngoài làm việc đồng thời thu thập thông tin kỹ thuật. Mặt khác, việc hỗ trợ kỹ thuật có thể được cung cấp một cách hợp pháp sau khi ký kết các thỏa thuận nhất định. Trong trường hợp này, công ty nước ngoài đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật kèm theo bản vẽ và mô tả chi tiết quy trình, giám sát việc lắp đặt và lắp ráp thiết bị, chuyển giao các bí mật công nghệ... Cụ thể khách hàng ở đây là Liên Xô và cần phải bù đắp chi phí cho bên kia. Việc này đòi hỏi rất nhiều ngoại tệ, là gánh nặng cho nhà nước.
Các chuyên gia được cử ra nước ngoài đào tạo, trực tiếp sản xuất nên nhanh chóng nắm vững kiến thức cơ bản. Khi trở về, kiến thức của họ được sử dụng tại các doanh nghiệp Liên Xô. Nhưng vẫn còn tình trạng sao chép công nghệ nước ngoài trái phép khi một thiết bị được tháo rời thành các bộ phận và lấy bản vẽ từ chúng. Ví dụ, máy kéo “Fordson” được sản xuất với thương hiệu “Putilovets Đỏ” của Liên Xô. Các bản vẽ được làm từ chi tiết của máy kéo. Điều này được phó giám đốc Charles Sorensen của Ford phát hiện vào năm 1929 khi ông đến thăm Liên Xô.
Nhưng máy kéo do Liên Xô sản xuất hoạt động kém hơn của “Ford” và thường xuyên bị hỏng hóc. Lý do là những người thợ đã không biết chính xác thành phần của hợp kim làm thép cũng như các đặc tính trong dây chuyền lắp ráp. Điều này cũng trở thành một vấn đề. Một kỹ sư người Mỹ đã phát hiện ra một bản sao thiết bị dầu ở Bacu cũng như bản sao xe bus “Buick” dưới tên ZIS-101. Công ty Amtorg đã giúp có được bản vẽ bằng cách trở thành bên trung gian buôn bán.
Những nhân viên bị cáo buộc làm gián điệp
FBI chính thức biết việc nhân viên, kỹ sư trưởng V.Karmenov của công ty Amtorg là điệp viên. FBI đưa thông tin về việc trong công ty có nhiều đặc vụ. Nhưng ngay cả khi tên của họ được tiết lộ, các phiên tòa vẫn kết thúc mà không đưa ra được phán quyết cuối cùng. Người vi phạm chỉ bị trục xuất về nước.
Năm 1975, tờ báo Mỹ The Times viết về vụ việc một kỹ sư Liên Xô bị gọi là gián điệp. Vào tháng ba, Victor Maksimov, kỹ sư của Amtorg đã bị bắt. Ông ta đã sống ba năm tại New York và là “cái gai” trong mắt các cơ quan pháp luật. Ông đã gây nhiều rắc rối: hoặc bị bắt trong tình trạng say rượu, hoặc lái “taxi” đuổi theo một chiếc xe bus và đâm vào một chiếc xe khác mà không dừng lại sau tai nạn. Nhưng từ khi bị phát hiện, thấy rõ là ông ta không còn được Liên Xô quan tâm nữa. Maksimov thừa nhận tội của mình về hành vi xấu trên đường và nói rằng sẽ rời Mỹ. Ông ta bị phạt 150 đôla và được thả. Thẩm phán sau đó đã rất ngạc nhiên khi biết ông ta lại là gián điệp vì không ai nói về điều này. Vụ việc bị bưng bít nhờ sự can thiệp của cố vấn phái đoàn Mỹ tại Liên hợp quốc Saul Kuttner, người giải quyết các vấn đề công dân nước ngoài.
Tại New York, Ivanov, một tài xế của Amtorg, hai thành viên của phái đoàn Liên Xô tại LHQ và một thành viên khác của phái đoàn Liên Xô bị buộc tội làm gián điệp. Sau này họ chỉ bị trục xuất về Liên Xô bởi họ có quyền miễn trừ ngoại giao. Một số nhân viên của Amtorg đã nhận được lệnh ngầm sau khi tiết lộ rằng họ bị sa thải và rời khỏi đất nước. Như vậy, đã thu được bằng chứng cho thấy hai nhân viên đã cố gắng thuyết phục để người quản lý của một nhà thầu quân sự hợp tác. Họ muốn tìm hiểu thông tin về nền tảng con quay hồi chuyển, máy tính và tên lửa mặt trăng Saturn V. Một nhân viên của công ty đã rời Mỹ.
Harry Gold bắt đầu làm điệp viên cho Liên Xô sau khi ông gặp một nhân viên của Amtorg. Lúc đầu ông nhận nhiệm vụ tìm ra bí quyết công nghệ ehtanol tuyệt đối, nhưng khi việc này không thành công, ông đã đưa ra dữ liệu khác - phương pháp tinh chế đường. Trong phòng thí nghiệm của Công ty Đường California ông đã sử dụng chức danh là nhà hóa học để thu thập thông tin. Và có không ít những điệp viên như vậy bị giám sát bởi các sĩ quan tình báo nước ngoài. Ngay cả sau khi tên của họ được tiết lộ, họ cũng không gặp nguy cơ nghiêm trọng nào, vì về mặt pháp lý không thể chứng minh được về hoạt động gián điệp. Vì vậy, đặc vụ thường tiếp tục hoạt động của mình khi đã nằm dưới sự chỉ đạo của FBI.
Mỹ không ngăn nổi hoạt động tình báo thương mại
Vào những năm 1980 các nghị sĩ Mỹ đã cố gắng chống lại hoạt động gián điệp công nghệ khi hiểu rất rõ vai trò của Amtorg, nhưng họ không thể làm gì được. Công ty này đã hoạt động hợp pháp và số nhân viên ngày càng tăng. Họ đã sử dụng cơ hội của mình để xâm nhập không chỉ vào các doanh nghiệp mà còn cả các cơ sở quân sự. Họ có thể nhận được những công nghệ và tài liệu quan trọng, tuyển mộ các điệp viên vào hàng ngũ của mình.
Năm 1985 Quốc hội Mỹ thông qua luật hạn chế sự xuất hiện của các quan chức tại LHQ, nhưng điều này lại mở cửa cho các quan chức thương mại. Họ được phép đến thăm bất kỳ nơi nào ở Mỹ và thậm chí cả các nhà máy đóng tàu thủy, các cơ sở năng lượng hạt nhân, các hội nghị về phát triển máy tính và có mặt tại các trạm quan sát gần các cơ sở quân sự. Việc cấm những đại diện Liên Xô tại LHQ tới thăm một số địa điểm nào đó chỉ được đề nghị với hàm ý tế nhị, vì điều này có thể bị coi là vi phạm những thỏa thuận thương mại của cơ quan đại diện ngoại giao.
Các đặc vụ của Amtorg có thể nhận thông tin một cách hợp pháp bằng cách mua tài liệu từ Dịch vụ Thông tin Kỹ thuật Quốc gia tại cơ quan của chính phủ trao đổi thông tin về các báo cáo chưa được phân loại. Mỹ đã cố gắng cấm các đại diện của Liên Xô tiếp cận dịch vụ, nhưng điều này không giúp được gì. Amtorg vẫn tiếp tục mua các báo cáo và tạp chí đắt tiền về năng lượng hạt nhân. CIA ngầm thừa nhận rằng công ty thương mại này của Liên Xô đã giúp người Nga có được công nghệ cần thiết cho đất nước họ.
Cuộc tranh đấu với Amtorg đã tự kết thúc sau khi công ty này đột ngột đóng cửa vào năm 1993. Đơn giản vì nó không còn tồn tại và các cơ quan an ninh Mỹ gặp ít rắc rối hơn.