Tình báo của Đức Quốc xã đã làm gì ở Nam Phi?

Thứ Ba, 19/04/2022, 13:15

Sự khởi đầu cho một luận án Tiến sĩ đã phát triển thành một câu chuyện về gián điệp và chiến tranh tàu ngầm ở vùng biển Nam Phi trong suốt Thế chiến. Cuốn sách hay tuyệt vời, rất đáng đọc, có thể khiến một số người ở Nam Phi không hài lòng, vì nó chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử chiến tranh đương đại đáng lưu ý hay chí ít là ngang bằng với tác phẩm “Gián điệp, kẻ phản bội và điệp viên Sonya” của tác giả Ben Macintyre. Cuốn sách khiến người đọc hấp dẫn từ trang đầu đến trang cuối.

Tầm chiến lược của Nam Phi trong Thế chiến 2

Tác giả Evert Kleynhans (ở ngoài đời là một sử gia quân sự công tác ở Đại học Stellenbosch, Nam Phi) đã tỉ mỉ lập các biểu đồ về những tham vọng thời chiến của tổ chức dân tộc chủ nghĩa người Phi có tên Ossewabrandwag (còn được biết dưới cái tên Ox Wagon Sentinel, viết tắt OB). Ossewabrandwag là một tổ chức chống Anh và thân Đức ở Nam Phi trong Thế chiến 2, tổ chức này phản đối việc Nam Phi tham chiến.

Những người Phi thân Đức đã thành lập Ossewabrandwag ở Bloemfontein vào ngày 4 tháng 2 năm 1939. Những tham vọng của OB bao gồm nỗ lực thành lập một liên kết vô tuyến trực tiếp với cơ quan gián điệp hàng đầu của chế độ Đức Quốc xã (Abwehr) trong khi vẫn cung cấp cho cỗ máy chiến tranh ĐQX những thông tin tình báo quân sự quan trọng thông qua một mạng lưới chiến lược triển khai các điệp viên OB tại những hải cảng quan trọng của Nam Phi và các địa điểm khác.

Nam Phi, nơi Tướng  Jan Smuts làm Thủ tướng, với người Anh, các nước thống trị khác cùng với những quốc gia khối Thịnh vượng chung hoàng gia Anh, đã tuyên chiến chống Hitler trong năm 1939. Cũng gần như ngay lập tức nhiều công dân Đức đang sống ở Nam Phi và Tây Nam Phi khi đó đã bị tạm giam vì các rủi ro an ninh.

Cũng lúc đó, Jan Smuts đã đàn áp OB và lực lượng bán quân sự ưu tú của nó là  “Stormjaers” cùng hàng trăm nếu không muốn nói thẳng là hàng ngàn người Phi (toàn bộ là nam giới) bị dồn ứ trong 3 trại giam do chính quyền vội vàng dựng lên, đó là Leeukop, Baviaanspoort và Koffiefontein.

Thủ tướng tương lai của Nam Phi, John Vorster, nằm trong số những người bị giam giữ. Những người Nam Phi chiến đấu đều là tình nguyện viên được nhận dạng thông qua một đốm sáng đỏ trên vai họ, và kể từ khi OB coi họ là lực lượng nòng cốt bảo vệ cho đế quốc Anh và Nữ hoàng, thế lực chịu trách nhiệm cho những thống khổ từ chiến tranh Boer một số năm trước đó, giữa 2 thế lực thường có những xích mích dẫn đến các vụ bạo loạn đường phố.

Tình báo của Đức Quốc xã đã làm gì ở Nam Phi? -0
Các thành viên chủ chốt của Tổ chức dân tộc chủ nghĩa người Phi có tên Ossewabrandwag (viết tắt OB). Ảnh nguồn: Wikipedia.

Một cuộc bạo loạn như vậy đã diễn ra trong năm 1941 giữa những người ủng hộ OB và binh lính Lực lượng quốc phòng liên minh (UDF, quân đội Nam Phi có từ ngày 1 tháng 7 năm 1912) đã khiến cho 141 người mặc đồng phục bị thương nặng, khiến chiến tranh trên biển Đại Tây Dương nổ ra, nơi những chiếc tàu ngầm Đức đang đánh chìm những con tàu hàng triệu tấn, và Địa Trung Hải trở thành khu vực trung chuyển cấm các con tàu đi qua ngả kênh đào Suez thì sự chú ý đã chuyển hướng sang những căn cứ chiến lược quan trọng mới ở Singapore, Aden và Cape Town.

Từ đầu năm 1939 đến năm 1940, mỗi năm có 10.000 tàu hàng thả neo ở Cape Town, Port Elizabeth và Durban, hầu hết chúng đang lênh đênh trên những chuyến hải hành đến Viễn Đông, Australian và Ấn Độ. Đại chiến đã gây ra những căng thẳng to lớn cho Anh, Mỹ, những nước hầu như chưa tham chiến chống lại ĐQX; và Nam Phi, nơi có nguồn lương thực và khoáng sản quan trọng đã trở thành đối tác thương mại chủ lực của Anh tại gian đoạn chiến tranh này.

Vai trò của Đô đốc Wilhelm Canaris

Xa hơn nó nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyến Cape và khả năng dễ bị tổn thương trước mối đe dọa tàu ngầm Đức. Chỉ trong vòng 2 năm kể từ khi bùng nổ Thế chiến 2, Đô đốc Wilhelm Canaris (thủ lĩnh hải quân Đức) đã điều một lớp tàu ngầm lớn tầm xa mới thực hiện nhiệm vụ tuần tra các vùng biển Nam Phi, cũng như đánh chìm tàu bè của quân Đồng Minh. Wilhelm Canaris không chỉ cầm trịch hải quân mà còn điều hành cả Abwehr: tổ chức tình báo quân sự của ĐQX.

Người này nhận rất nhiều bí mật của Nam Phi bao gồm sự đi lại của tàu quân Đồng Minh ở các hải cảng Nam Phi. Nhưng may thay cho Nam Phi, Wilhelm Canaris không phải là một bề tôi trung thành của Hitler, đặc biệt là sau khi ông ta trở nên cảnh giác với những hoạt động “đồ sát” do ĐQX gây ra ở Ba Lan; cũng như tác giả Evert Kleynhans kể lại việc đô đốc Canaris bị đặc vụ chủ chốt ở Nam Phi cáo buộc cố tình che giấu bí mật quân sự của OB, trước khi cơ cấu chỉ huy quân sự của Đức có thể hành động dựa trên thông tin tình báo. 

Thật trớ trêu là đô đốc Whilhelm Canaris, vì một sự thật không thể chối cãi, rằng trong trường hợp các tàu ngầm Đức chỉ cần đánh chìm 200 tàu của quân Đồng Minh ngoài khơi duyên hải Nam Phi thì hàng triệu tấn hàng hóa sẽ chìm xuống biển. Cuối cùng các tiện ích của phi đội tàu ngầm đã bị hoài nghi và chúng bắt đầu rút đi. Sau những việc đó, đô đốc Canaris bị ĐQX sa thải, bị cách chức, bị nghi ngờ cố tỏ ra thông cảm với nỗ lực thất bại trong đời của Hitler, và bị Gestapo (lực lượng mật vụ của tổ chức SS do ĐQX lập ra) xử giảo.

Tác giả Evert Kleynhans mô tả cuộc tấn công chớp nhoáng của nhóm tàu ngầm Eisbar (gồm U-68, U-172 và U-504) ở ngoài khơi Cape Town trong tháng 4 năm 1942 bằng những thuật ngữ rất cảm động dựa trên các cuốn nhật ký của Đức về những người điều khiển các tàu ngầm. Trong cuộc chiến dữ dội đó, 6 tàu không được bảo vệ của quân Đồng Minh (gồm một chiếc tàu chở khách khá lớn) đã bị đánh chìm, tất cả đều diễn ra trong khoảng thời gian cực ngắn. Sau đó số phận của những chiếc tàu ngầm Đức trở nên ngắn ngủi hơn do sự cải thiện hoạt động chống tàu ngầm và nâng cấp tình báo chiến lược.

Tình báo của Đức Quốc xã đã làm gì ở Nam Phi? -0
Bìa cuốn sách “Những điệp viên của Hitler” của tác giả Evert Kleynhans, Nhà xuất bản Jonathan Ball, 2021. Ảnh nguồn: Litnet.

Hoạt động tình báo của OB với Đức Quốc xã

Trong lúc đó, nhiều vấn đề đang nóng lên ở Nam Phi. Trong bối cảnh các mối liên hệ giữa OB và ĐQX, tác giả Evert Kleynhans đã điều hướng khéo léo bối cảnh lịch sử của tình hữu nghị giữa người Phi và người Đức suốt hàng thế kỷ với điểm bắt đầu từ việc định cư sau năm 1652 của nhiều người Đức ở Nam Phi, và được củng cố trong suốt chiến tranh Anh-Boer. Ông Kleynhans lo lắng về sự xa lánh được phát triển ngay trong những người da trắng ở Nam Phi, tiếp sau quyết định của Tướng Jan Smuts nhằm trục xuất toàn bộ cư dân gốc Đức khỏi nhiệm vụ mới sau Thế chiến 1 của cựu thuộc địa Tây Nam Phi.

Vài năm sau khi ông JBM Hertzog làm Thủ tướng Nam Phi, tướng Jan Smuts lại được phục hồi. Ông Hertzog, người theo chủ nghĩa dân tộc Phi thuộc trường phái cũ, người đã làm sống lại những mối liên kết với Đức gồm cả ngoại giao lẫn các hiệp định thương mại. Mối quan hệ được củng cố đáng kể khi Thủ tướng Hertzog ủng hộ mạnh mẽ việc Đức tái quân sự hóa Rhineland, cũng như ký kết một hiệp định thương mại với Hitler.

Nhưng khi quyền lực quốc hội một lần nữa về tay tướng Smuts thì mọi thứ lại đổ dồn sang OB nhằm tiếp tục quan hệ với ĐQX. OB nổi lên như là kết quả của sự khích động tình cảm người Phi, kèm với lễ kỷ niệm 100 năm sự kiện Đại Di cư năm 1938. Cuối cùng OB được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Hans van Rensburg tài giỏi và lôi cuốn, ông ta nói tiếng Đức sành sõi. Vào thời hoàng kim, OB có độ khoảng 300.000 thành viên cũng như một cánh bán quân sự gọi là Stormjaers (quân xung kích), vốn được mô phỏng theo Sturmabteilung (còn gọi là SA, tổ chức bán quân sự của đảng Quốc xã).

SA ra đời nhằm sẵn sàng thực hiện một cuộc đảo chính trong trường hợp Đức chiến thắng và thực hiện một cuộc kháng chiến tích cực nhằm chống lại chính phủ thời chiến của tướng Smuts. Để thực hiện cuốn sách, các tác giả cũng đã tìm gặp nhiều cá nhân bao gồm vợ chồng Radley (những người ủng hộ ĐQX) cũng như ông Robey Leibbrandt (cựu võ sĩ quyền Anh có lòng tự trọng, từng là một nhân vật nằm trong nỗ lực của tình báo Đức nhằm thiết lập một mạng lưới gọi là Chiến dịch Weissdorn trong UDF).

Tình báo của Đức Quốc xã đã làm gì ở Nam Phi? -0
Lothar Sittig, điệp viên của OB, đã chế tạo ra máy phát giúp tổ chức liên lạc trực tiếp với tình báo Đức. Ảnh nguồn: ResearchGate.

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện ở Berlin, ông Leibbrandt đã có mặt trong một tàu ngầm Đức, sau đó ông bị bắt bởi các lực lượng an ninh của tướng Smuts. Một trong những điệp viên thành công nhất là Hans Rooseboom, người đã bước chân vào UDF tại Lourenco Marques (một thành phố cảng thời chiến có bầu không khí mê hoặc tại thuộc địa Mozambique của Bồ Đào Nha).

Rooseboom đã thiết lập liên lạc trực tiếp (nếu không muốn nói thẳng là quá sức rườm rà)  giữa OB và Đức thông qua sứ mạng ngoại giao Đức ở Lourenco Marques (tên mới là Maputo). OB đã giúp Rooseboom ẩn náu trong nhiều trại cảm tình khác nhau, cũng như những lần đào tẩu khác, nhưng cuối cùng điệp viên này lại thất bại với Van Rensburg, người đã cố gắng gạt ông ta ra ngoài. Trong suốt giai đoạn chiến tranh này, OB đã nhận cam kết từ chính Hitler rằng nếu chiến thắng, Đức sẽ không xâm lược Nam Phi, mà sẽ giao cho Nam Phi tự xử lý nội bộ.

Đức chỉ yêu cầu kiểm soát 1 hoặc 2 cảng của Nam Phi. Song có lẽ cuộc trao đổi ấn tượng nhất giữa OB và giới chức Đức là ngay từ đầu OB đã yêu cầu muốn có vũ khí để lật đổ chính phủ Jan  Smuts, và Hitler đã chuẩn y bằng cách cung cấp một lượng lớn vũ khí mà Đức đã cung cấp trước đó cho Tướng Francisco Franco của Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến của nước này. Sau tất cả câu chuyện “vòng gián điệp” thành công nhất ở Nam Phi đã được bắt đầu bởi Lothar Sittig, người khích động của tổ chức OB.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các thành viên OB làm việc ở bưu điện, Lothar Sittig đã chế tạo ra một máy phát mạnh mẽ giúp cho OB không những liên lạc trực tiếp với tình báo Đức mà còn giúp Sittig nhận được nhiều thông tin tình báo chiến tranh đáng kinh ngạc. Chỉ sau khi nắm chi tiết các đoàn tàu chở lính từ Cape Town nhằm tham gia sự kiện đổ bộ D-Day ở Châu Âu, Lothar Sittig mới nghi ngờ đô đốc Wilhelm Canaris che đậy tình báo trước khi Bộ tư lệnh hải quân Đức tiếp cận.

Sự linh cảm của Sittig là đúng và đã ăn mừng khi cuối cùng đô đốc Canaris bị xử giảo. Song có một điều mà Sittig không hề hay biết rằng những hoạt động truyền phát của mình đã bị theo dõi bởi tình báo Anh và UDF. Rõ ràng là lãnh tụ OB, Hans van Rensburg, đã đặt cược chính mình trong chiến tranh.

Van Rensburg tuyên bố “không cho phép mất bất kỳ thành viên nào của OB” trong những giai đoạn sau của chiến tranh, nếu xảy ra việc đó ông tin chắc mình sẽ bị buộc tội phản quốc và sẽ đối mặt với án tử hình nếu Đức bại trận. Tuyên bố chuẩn bị của Van Rensburg chưa khi nào được chuyển giao nhưng có thể tìm thấy nó trong các tài liệu của ông, nó mang hơi hướm tuyên bố nổi tiếng của Nelson Mandela trên bến tàu chỉ 2 thập niên sau đó. 

Sau chiến tranh, tướng Smuts đã phái nhiều quan chức pháp lý cấp cao lùng sục khắp Châu Âu nhằm tìm bằng chứng về tội phản quốc của OB. Kết quả có 2 báo cáo: Rein và Barrett. Chúng cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng nếu Hans van Rensburg và những thành viên cấp cao khác của OB bị xử vì tội phản quốc, họ sẽ có tội. Tuy nhiên chuyện này rất nhạy cảm đến mức chỉ có 6 bản sao của báo cáo Barrett được tạo ra.

Chỉ trong một thời gian ngắn (năm 1948), các nhà dân tộc chủ nghĩa người Phi đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, tướng Jan Smuts cũng như Churchill đều bị văng khỏi văn phòng. Tân thủ tướng Nam Phi, DF Malan, không chịu hòa giải và cũng không có buộc tội nào chống lại các thành viên OB bao gồm Hans van Rensburg. Tất cả các bản sao của Báo cáo Barrett cùng “bốc hơi” khỏi kho lưu trữ, nhưng sau nhiều năm tìm hiểu, tác giả Evert Kleynhans đã tìm ra được một bản sao còn sót lại, nó cung cấp liên kết cuối cùng trong chuỗi. Một thời gian ngắn sau khi kết thúc Thế chiến 2, OB cũng tan rã, nhiều thành viên cho rằng nỗ lực mà họ đã đạt được đã chứng minh qua thùng phiếu.

Phan Bình (Tổng hợp)
.
.