Bệnh nhân nhí đầu tiên của phẫu thuật tim hở

Thứ Tư, 05/06/2019, 14:37
Các thủ tục phẫu thuật tim hở đã phát triển nhanh chóng sau khi bác sĩ phẫu thuật John Kirklin của Mayo Clinic đã thực hiện những cải tiến của mình cho một phát minh trước đó. Dưới đây là bài viết của tác giả Irwin Speizer, một nhà văn tự do và truyền thông tại hạt Monterey (California, Mỹ).


Nỗi thống khổ của bệnh tim hở

Stephen Joseph Brabeck sinh năm 1950 với một cái lỗ trong tim. Việc Stephen sống sót đến tuổi thiếu niên được xem là một phép lạ tại thời điểm đó. Số là vào năm 1955, ông trải qua một ca phẫu thuật tim hở - thủ thuật tạo ra một cỗ máy tạo nhịp tim mới giúp ông sống sót trong suốt quá trình phẫu thuật.

Ca phẫu thuật thành công vượt mong đợi, và Stephen đã sống một cuộc đời trường thọ hơn cả mong đợi cùng việc trở thành một bác sĩ tim mạch.

Khi qua đời vào năm 2018 tại tư gia ở thung lũng Carmel (California), Stephen là một trong những người sống sót cuối cùng của một nhóm nhỏ trẻ em - những người từng trải qua phẫu thuật tim hở tại Mayo Clinic - họ đại diện cho một bước ngoặt lịch sử y khoa khi cỗ máy tạo nhịp tim đã thực hiện hàng loạt ca phẫu thuật cứu sống người và ngày nay nó trở nên rất phổ biến.
Năm 1954, bác sĩ John Kirklin đã sáng tạo ra cỗ máy tim - phổi Mayo-Gibbon khi ông chỉnh sửa một thiết kế của ông John Gibbon. Cỗ máy này ngày nay nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ. Ảnh nguồn: Bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ.

Việc thực hiện phẫu thuật tim hở giờ đây đã trở nên thường xuyên và ít rủi ro hơn so với những người đã trải qua vào thời thập niên 1950. Stephen, con trai của một người cha làm nghề bán găng tay du lịch còn mẹ làm nghề giáo viên, đã sinh ra và lớn lên ở St. Paul (tiểu bang Minnesota).

Bệnh tật của Stephen được gọi là "Tứ chứng Fallot" mà hiểu nôm na thì đó là sự kết hợp bất thường của 4 khiếm khuyết tim mạch. Khi còn nhỏ, tim của Stephen yếu ớt đến nỗi ngay cả những cử động nhẹ cũng có thể khiến cậu bé rơi vào tình trạng bị thiếu ô xy.

Một trong những người anh trai của Stepehn là Michael, hiện đang là bác sĩ tại Bệnh viện Bellevue (thành phố New York) đã viết một cuốn sách ngắn vào năm 2010 kể về câu chuyện của Stephen, sách mang tiêu đề đơn giản "Tim".

Ông Michael kể lại trong cuốn sách về việc làm thế nào mà ông và 2 người em trai đã được bác sĩ hướng dẫn nhằm theo dõi sít sao em trai Stephen bé bỏng khi họ nô đùa ngoài nhà.

Năm 1953, gia đình Brabeck tìm kiếm vào sự phù trợ của đấng Chúa trời, họ lái xe suốt 1400 dặm đến ngôi đền thờ Thánh nữ Anne de Beaupre nằm gần thành phố Quebec. Người mẹ nguyện rằng nếu con bà được chữa lành bệnh, bà sẽ cúng tạ bằng sô cô la.

Bức ảnh bệnh nhân Stephen Brabeck bên cạnh cha mẹ. Ảnh nguồn: Zocalo Public Square.

Nhưng câu trả lời cho những lời khấn cầu của gia đình Brabeck lại nằm chỉ trong khoảng bán kính 100 dặm ở St. Paul, nơi có Mayo Clinic và Đại học Minnesota là những cơ sở nghiên cứu duy nhất trên thế giới đã thực hiện thành công phẫu thuật tim hở tại thời điểm đó.

Năm 1954, tại trường Đại học Minnesota, bác sĩ C. Walton Lillehei đã bắt đầu sử dụng con người (thường là cha mẹ của các bệnh nhân) như là một máy tim-phổi thay thế, kết nối giữa bệnh nhân và cha mẹ họ trong suốt ca phẫu thuật.

Thủ tục gây tranh cãi với sự hiện diện của 2 đối tượng trong một ca mổ đơn lẻ, nhưng bác sĩ Lillehei đã tiến hành 45 thủ tục mổ ngay từ đầu thập niên 1950 - với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân là 40%.

Nhưng chỉ trong vòng bán kính 10 dặm tại Mayo Clinic, bác sĩ John H. Kirklin lại theo đuổi một giải pháp cơ học mà cho đến ngày nay vẫn còn khó hiểu. Lúc còn là sinh viên y khoa, từ lâu ông Kirklin đã đeo đuổi giấc mơ về phẫu thuật tim hở, bao gồm cả cách điều trị cho căn bệnh gây nỗi thống khổ cho nhiều bệnh nhân nhí, trong đó có Stephen Brabeck.

Bệnh nhân đầu tiên trong phẫu thuật bằng máy tạo nhịp tim phổi

Trong một bài báo mà ông Kirklin là đồng tác giả nhân kỷ niệm 50 ca phẫu thuật tim hở đầu tiên, bác sĩ Richard C. Daly - một nhà phẫu thuật tim mạch tại Mayo Clinic, đã viết những bình luận về Kirklin liên quan đến những thách thức về phẫu thuật tim hở trong 2 thập niên 1940, 1950: "Các đồng nghiệp của tôi đã lên phác thảo các kế hoạch rằng làm thế nào chúng tôi có thể đóng các khiếm khuyết thông liên thất và "tứ chứng Fallot", khoa học đã cho chúng ta một thứ phương pháp để đi vào bên trong quả tim".

Máy bơm khí oxy Gibbon-Mayo. Ảnh nguồn: Science Museum Group Collection.

Năm 1952, Kirklin đã tập hợp một nhóm các bác sĩ và kỹ sư tại Mayo Clinic nhằm tìm ra một phương pháp đặc trị tim mạch. Họ làm việc từ một bản sao cỗ máy do John H. Gibbon phát minh ra, nhóm của bác sĩ Kirklin đã tinh chỉnh và sửa đổi thiết bị, tạo ra một cỗ máy tim - phổi tinh vi nhằm điều chỉnh áp suất và lưu lượng máu, và sử dụng một loạt các màn hình lưới thép để thêm oxy vào máu.

Các thử nghiệm đã có 9 trong số 10 con chó sống sót tới 60 phút nhờ máy tim - phổi mà không sinh ra tác động xấu. Thời điểm năm 1955, máy tim-phổi mới đã được áp dụng trên cơ thể con người. Kirklin tập trung điều trị các bệnh nhân nhí mắc các chứng khiếm khuyết tim có thể gây tử vong và bệnh có thể chữa lành thông qua phẫu thuật.

Lúc đó, chỉ có 1 trong số 5 bệnh nhi sinh ra mắc các chứng khiếm khuyết tim có thể sống để ăn mừng sinh nhật tròn 1 tuổi của họ.

Những bậc cha mẹ tuyệt vọng, như cha mẹ của bệnh nhân Stephen Brabecks, đã tình nguyện mang con của họ tới cho bác sĩ Kirklin nhằm hy vọng bệnh có thể chữa lành. Do đó, ở tuổi lên 5, bé Stephen Brabeck đã nằm trong nhóm 16 đứa trẻ có nguy cơ tử vong cao do tim mạch, được lựa chọn để thử nghiệm với máy tạo nhịp tim - phổi lần đầu tiên tại Mayo Clinic.

Trong số 8 đứa trẻ điều trị đầu tiên đã không đứa nào rời khỏi bệnh viện mà còn sống. Nhưng thần may mắn đã mang quà đến cho bé Stephen, bệnh nhân thứ 9.

Ông Richard C. Daly vui mừng nói: "Ngày hôm nay thật khó mà tưởng tượng thời khắc đó, hồi đó tỷ lệ tử vong cho phẫu thuật tim chiếm đến 50%. Ông ấy (Stephen Brabeck) đã trải qua, sống tốt và trở thành nhà tiên phong, bác sĩ phẫu thuật tim. Stephen và gia đình của ông ấy đã biết chấp nhận rủi ro".

Và trong trường hợp của bệnh nhi Stephen Brabeck thì máy tim-phổi đã hoạt động. Triệu chứng Fallot là một căn bệnh ác tính ngặt nghèo, và nó đã lảng tránh mọi khâu chẩn đoán bệnh tại thời điểm đó. Một khi tim được mở ra, những bệnh nhân này phải đối mặt với tình trạng chảy máu đến chết trước khi bác sĩ có thể sửa chữa. Stephen quá may mắn khi điều trị thành công bệnh Fallot khi đã sống sót qua các thử nghiệm đầu tiên của máy.

Hồi phục từ phẫu thuật, bệnh nhân nhỏ Stephen nhanh chóng trở thành một hiện tượng người nổi tiếng. Thủ thuật phẫu thuật tim hở thành công đã khiến bác sĩ Kirklin đón nhận nhiều khách hàng hơn.

Tại đại học Minnesota, bác sĩ Walton Lillehei nhanh chóng chuyển sang máy tim-phổi, và các bác sĩ khác và nhiều bệnh viện cũng bắt đầu sử dụng cỗ máy phẫu thuật tim hở. Việc chẩn đoán tốt hơn đã cải thiện mổ và kỹ thuật gây mê đã giảm tối đa tỷ lệ tử vong.

Trong khi phẫu thuật tứ chứng tim hở Fallot với 50% tỷ lệ tử vong vào thời điểm năm 1955, thì sang năm 1960, tỷ lệ này đã giảm ngoạn mục chỉ còn 15%. Và đến năm 1980, nguy cơ tử vong giảm còn 0%.

Trở thành bác sĩ tim mạch

Không bỏ lỡ cơ hội thứ 2 trong đời và lấy cảm hứng từ người anh trai (bác sĩ Michael), Stephen Brabeck đã lấy bằng y khoa tại Đại học Minnesota. Ông đi làm thực tập sinh bao gồm thời gian 4 năm làm cho Cục y tế các thầy thuốc Anh-Điêng tại Khu bảo tồn hồ Đỉa ở miền Bắc Minnesota.

Chân dung bác sĩ tim mạch Stephen Brabeck. Ảnh: Bermudez Family Funerals.

Sau này trong sự nghiệp của mình, bác sĩ Stephen đã chuyên tâm vào lĩnh vực tim mạch. Stephen quyết định rằng nếu bản thân muốn trở thành một bác sĩ giỏi thì trước tiên là phải gạt qua nỗi lo sợ và đã chấp nhận một học bổng về tim mạch.

Rất nhanh chóng, Stephen cảm thấy mình "phải lòng" với lĩnh vực này. Ông bắt đầu làm bác sĩ tim mạch ở New England và sau đó chuyển đến chăm sóc bệnh nhân ở hạt Monterey (California).

Lúc nghỉ hưu, Stephen đã mở một cửa hàng ở thung lũng Carmel chuyên bán dầu ô lưu và các loại giấm, và từ đây đã khiến Stephen Brabeck biến bản thân mình về nấu ăn lành mạnh. Năm 2007, Stephen Brabeck đã quay trở lại Mayo Clinic để trải qua ca phẫu thuật tim lần thứ 2 do một cái van hoạt động kém và phục hồi thành công sau đó.  

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.