Các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine đang đe dọa toàn châu Âu
- Ðiện mặt trời lấn dần điện hạt nhân
- Nhật Bản tái khởi động thêm một lò phản ứng điện hạt nhân
- Nga: Bác tin nổ nhà máy điện hạt nhân
Giáo sư Rafael Arutyunyan, Phó Giám đốc Viện An toàn hạt nhân của Nga, đưa ra bằng chứng: "Trước đây đã có những cố gắng sử dụng nhiên liệu do Mỹ sản xuất để dùng cho các lò phản ứng do Liên Xô cũ xây dựng, ví dụ, tại Cộng hòa Séc và Phần Lan. Nhưng các thử nghiệm đó đã không thành công, vì vậy các nước đó đã từ chối không sử dụng nhiên liệu của Mỹ.
Bất chấp điều đó, Ukraina đã thông qua quyết định thực hiện cuộc thử nghiệm với nhiên liệu Mỹ. Tôi xin lưu ý, nguyên nhân chính gây ra thảm họa Chernobyl cách đây hơn 30 năm là do sai lầm nghiêm trọng của các nhân viên điều hành nhà máy trong quá trình thử nghiệm thiết bị điện.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhskaya của Ukraine. |
Tại các nhà máy điện nguyên tử, nhiên liệu hạt nhân được nạp vào lõi của lò phản ứng. Kết cấu của lõi lò được thiết kế để sử dụng loại nhiên liệu được xác định rõ, vì vậy nếu nạp nhiên liệu với những đặc tính khác thì điều đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điều khiển lò phản ứng. Có nguy cơ xảy ra hiện tượng tăng công suất không kiểm soát nổi của lò phản ứng, kết quả là sẽ xảy ra sự cố không thể lường được hậu quả".
Giới chức Ukraine thì giải thích rằng, họ cố gắng ký kết một thỏa thuận với Mỹ bởi vì cần phải "đa phương hóa các nguồn cung cấp", ý nói họ không muốn dựa vào Nga. Nhưng trên thực tế, vấn đề ở đây là lợi ích kinh tế. Hiện nay, trên thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu, doanh thu hàng năm được ước tính khoảng 35 tỷ USD. 75% thị trường này được phân chia giữa ba nhà cung cấp "Westinghouse" của Mỹ (31%), Areva của Pháp (27%) và Công ty TVEL của Nga (17%).
Thị phần lớn của Nga trên thị trường này là nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến năng lượng kéo dài tại Ukraine.
Ông Rafael Arutyunyan phát biểu: "Trong ngành công nghiệp hạt nhân cần chú trọng các vấn đề an ninh chứ đừng quá phụ thuộc vào toan tính lợi ích kinh tế. Nhiên liệu hạt nhân của Nga có đặc tính và lợi thế riêng. Và những cố gắng “đẩy nhiên liệu Nga ra khỏi thị trường” có thể dẫn đến những hậu quả.
Nếu điều đó xảy ra, thì bên chịu trách nhiệm không phải là Hoa Kỳ mà là Ukraine, bởi vì nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạt nhân thuộc về quốc gia, nơi bố trí các cơ sở đó. Khi cơ sở chuyển sang sử dụng nhiên liệu khác, trước hết cần phải tiến hành các cuộc nghiên cứu và các thí nghiệm về độ an toàn trong sự đối tác với những người thiết kế lõi của lò phản ứng. Nếu nói về ý định cung cấp nhiên liệu hạt nhân của Mỹ cho Ukraine, thì động lực chính ở đây là lợi ích kinh doanh và lợi ích chính trị chứ không phải nhiệm vụ đảm bảo an toàn".