Cái chết bí ẩn của nhà vật lý thiên văn Rodney Marks
- Tái điều tra cái chết bí ẩn của Jang Ja Yeon
- Tỷ phú Colombia mất 1,4 tỷ USD vì hai cái chết bí ẩn
- Cái chết bí ẩn của hai nhà báo
Chết ở Nam Cực thực sự không gây sốc, nhưng phần lớn người ta chỉ hiểu đơn giản rằng nguyên nhân là do lạnh giá và đói khát và các tai họa không thể ngờ. Môi trường đặc biệt khắc nghiệt đã gây ra các chứng rối loạn tâm thần và dẫn đến cái giết.
Nhưng nó không phải trường hợp của nhà vật lý thiên văn Rodney Marks khi ông đột ngột phát bệnh lúc đang có mặt ở Trạm Nam Cực Amundsen-Scott vào tháng 5 - 2000. Rodney Marks bị hoa mắt, nôn ra máu và rơi vào loạn thần. Trong không đầy một ngày, Marks đã ngừng tim. Chuyện kinh khủng gì đã xảy ra?
Tử thần ở Nam Cực
Lúc đang đi bộ từ tòa nhà nghiên cứu sang căn cứ chính của Trạm Nam Cực Amundsen-Scott thì Rodney Marks cảm thấy người mình khang khác. Nó không phải là cảm giác kỳ lạ khi con người đối phó với nhiệt độ-80°F (tương đương -62°C) trong màn đêm kéo dài 24 tiếng giữa mùa đông ở Nam Cực. Nhà vật lý thiên văn 32 tuổi đang cố gắng thở.
Chân dung nhà vật lý thiên văn Nam Cực, Rodney Marks. Ảnh nguồn: New Zealand Herald. |
Chẳng mấy chốc, tầm nhìn của ông kém hẳn đi. Ông cảm thấy mệt nhọc quá đỗi và đi ngủ sớm, hy vọng giấc ngủ sẽ làm dịu căn bệnh bí ẩn mà ông đang vướng vào. Nhưng kể cả ngủ vẫn không xuôi. Tình hình ngày càng tệ.
Lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày 12-5-2000, Marks nôn ra máu và gắng gượng đi gặp bác sĩ trực trạm là Robert Thompson. 3 lần trong ngày hôm đó, và mỗi lần triệu chứng bệnh lại thêm nguy cấp. Khớp và dạ dày của Marks có cảm giác đau rát. Mắt của Marks rất nhạy cảm do đó ông đã đeo kính dù không có mặt trời suốt vài tuần.
Thể chất xấu, tinh thần cũng kém theo. Bác sĩ Thompson đang tự hỏi liệu trạng thái kích động của Marks có làm cho bệnh tật trở nên xấu không? Lúc đi gặp bác sĩ Thompson lần thứ 3, Marks thở hổn hển. Bác sĩ Thompson vội tiêm cho Marks một liều chống loạn thần để trấn tĩnh lại.
Marks nằm ngửa và hơi thở chậm dần. Ngay sau khi được tiêm, Marks bị ngừng tim, và sau 45 phút hồi sức bất thành, bác sĩ Thompson tuyên bố Marks đã chết lúc 6 giờ 45 phút chiều tối.
Ngay sau cái chết của Marks, 49 người khác đang sống ở Trạm Nam Cực đã đối mặt với một vấn đề mới: xác người tại một trong những nơi xa xôi nhất trái đất, một nơi máy bay không thể hạ cánh vì quá lạnh. Mất vài tháng máy bay mới có thể đưa xác Marks đi, và trong suốt nhiều năm người ta hồ nghi nạn nhân đã bị ám toán.
Chuyện chết chóc hiếm khi xảy ra ở Nam Cực, song không phải là không có. Nhiều nhà thám hiểm đã bỏ mạng ở nơi này vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 trong lúc họ cố gắng đặt chân tới Nam Cực, và có lẽ còn hàng trăm tử thi khác bị “ướp” trong băng giá lạnh lẽo.
Trong thời hiện đại, nhiều trường hợp tử vong ở Nam Cực do liên quan những nguyên nhân kỳ quái. Năm 1980, đầu bếp Casey Jones lúc đang nấu ăn tại Trạm Nam Cực Amundsen-Scott thì tuyết rơi mạnh đã làm sụp mái nhà và đè nghiến lấy nạn nhân.
Cũng có lịch sử về bạo lực ở lục địa Nam Cực. Theo tạp chí Canadian Geographic, có một nhà khoa học đang làm việc tại Trạm Vostok (Nga) vào năm 1959 vì đánh cờ thua với bạn mà đã dùng dao chém người kia tới chết. Sau đó, đánh cờ bị cấm tại tất cả các căn cứ Nam Cực của Nga.
Gần đây hơn là vào tháng 10-2018, một nhà khoa học Nga làm việc tại Nam Cực trong lúc bị cho là suy nhược thần kinh đã cầm dao đâm chết đồng nghiệp của mình. Điều kiện sống ở Nam Cực có thể là căn nguyên cho chết chóc và bạo lực.
Các nhà khoa học sống ở Nam Cực phải chia sẻ những không gian sống chật chội với những nhóm người khác trong suốt nhiều tháng, tiếp xúc với thế giới bên ngoài khá ít ỏi và lại lệ thuộc vào thời tiết, ngay cả đi dạo để giải tỏa cũng khó khăn.
“Quý vị sống xa nhà, xa người thân và bạn bè. Sống chung với những người không quen biết”, dẫn lời giải thích của ông Peter Suedfeld, một nhà tâm lý học tại Đại học British Columbia, người đã nghiên cứu về các tác động của sự cô lập tâm trí ở Nam Cực. Còn có một thực tế rằng các cơ quan vũ trụ đã tiến hành nhiều thí nghiệm ở Nam Cực nhằm mô phỏng các sứ mệnh dài hạn của họ.
Ngoài việc nhàm chán và bị cô lập thì các nhà nghiên cứu ở Nam Cực cũng phải tự điều chỉnh nhịp điệu sinh học ngày, đêm của họ. Khi nhịp điệu sinh học lộn tùng phèo thì các tác động tiêu cực sẽ diễn ra ở cả thể chất và tinh thần. Theo một nghiên cứu, những người bị gián đoạn chu kỳ sinh học thường có các hành vi hung hăng.
“Thủ phạm” là Methanol?
Rodney Marks thật sự quen thuộc với những căng thẳng ở Nam Cực khi ông làm việc từ năm 1999 đến năm 2000. Công dân gốc Australia này đã trải qua những mùa đông lạnh giá ở Nam Cực trong 2 năm 1997, 1998 tại Trung tâm nghiên cứu vật lý thiên văn Nam Cực (CARA) với dự án Nhà thám hiểm hồng ngoại Nam Cực.
Trạm Nam Cực Amundsen-Scott, nơi xảy ra cái chết bí ẩn của nhà vật lý thiên văn Rodney Marks vào năm 2000. Ảnh nguồn: Glacier Exlorer. |
Lần thứ hai trở lại Nam Cực, Marks làm việc tại Dự án trạm quan sát hẻo lánh và vi viễn vọng kính Nam Cực trong vai trò nhà nghiên cứu của Đài quan sát vật lý thiên văn Smithsonian. Công việc của Marks là thu thập dữ liệu với viễn vọng kính hồng ngoại và dùng nó để cải thiện các điều kiện quan sát ở Nam Cực.
Nam Cực được đánh giá là một trong những nơi tốt nhất quả đất để nghiên cứu vũ trụ, và công việc của Marks cho phép các nhà thiên văn tạo ra những quan sát quan trọng.
Marks được các đồng nghiệp quý mến bởi phong cách phóng túng và cá tính thân thiện, vì thế mà khi thông tin về cái chết đột ngột của ông vào tháng 5-2000 – tức chỉ 6 tháng khi Marks tiến hành chuyến công tác thứ 2 tại Nam Cực – đã gây choáng váng cho hết thảy các nhà nghiên cứu và kỹ thuật viên tại Trạm Amundsen-Scott.
Bác sĩ Robert Thompson nói với các đồng nghiệp trẻ rằng Marks qua đời bởi những nguyên nhân chưa từng được biết tới, có thể là một cơn đau tim hay đột quỵ mạnh. Vì bác sĩ Thompson chỉ điều trị cho bệnh nhân sống, không khám nghiệm tử thi, nên các đồng nghiệp phải chờ đợi để biết thêm nhiều chi tiết hơn.
Tháng 10 là thời điểm sớm nhất và cũng an toàn nhất để máy bay hạ cánh trên bề mặt Nam Cực. Trước khi máy bay hạ cánh, cánh đồng nghiệp đã tranh thủ tìm gỗ sồi để tỉ mỉ đóng một cỗ quan tài. Họ đặt thi thể Marks vào chiếc quan tài tạm thời và để nó vào trong kho của căn cứ nơi khí hậu lạnh giá đủ giữ cho cái xác yên ổn đến cuối mùa đông.
Ngày 30-10-2000, một chiếc máy bay đã hạ cánh xuống Trạm Amundsen-Scott để đón xác của Rodney Marks và chở tới Christchurch (New Zealand), nơi bác sĩ giải phẫu pháp y - Tiến sĩ Martin Sage cuối cùng đã có thể giải phẫu tử thi. Cuối cùng bác sĩ Sage đưa ra một tuyên bố sau nhiều lần quan sát xác kỹ lưỡng: Marks không chết vì những nguyên nhân tự nhiên.
Khám nghiệm tử thi cho thấy Marks từng uống khoảng 150 mililit methanol (bằng 1 ly vang). Methanol là một loại rượu dùng để làm sạch các thiết bị khoa học ở Nam Cực: ngọt, không màu và rất độc ngay cả khi dùng một lượng nhỏ đồng nghĩa có thể 1 liều nhỏ đã rơi vào đồ uống của ai đó mà họ không biết.
Đối với những người từng sống và làm việc với Rodney Marks thì cho đến những giờ cuối cùng của cuộc đời, họ vẫn không tin rằng ông đã tự sát. Marks rất yêu vẻ đẹp của Nam Cực. Nhưng nếu Marks không tự hạ độc chính mình thì các đồng nghiệp càng thêm lo âu: họ đã ở chung nhà với một tên sát nhân giấu mặt trong suốt nửa năm?
Thờ ơ?
Vì Nam Cực được kiểm soát bởi một hiệp ước được ký kết bởi 54 quốc gia, nên xử lý tội phạm là một chuyện gây đau đầu. Marks là công dân Australia và làm việc cho một trạm Mỹ, nhưng ông lại qua đời ở Ross Dependency (lãnh thổ Nam Cực do New Zealand tuyên bố chủ quyền). Tháng 10-2000, New Zealand bắt đầu quan tâm đến cái chết của Rodney Marks, nhưng cuộc điều tra trải dài qua nhiều năm và liên quan đến vài phiên điều trần.
Thám tử Grant Wormald đã đưa ra 4 nguyên nhân gây nên cái chết của Marks: 1) Marks uống methanol; 2) Ông uống methanol để tiêu khiển; 3) Ông uống nó vì muốn chết; 4) Ai đó đã cố tình bỏ methanol vào đồ uống của Marks.
Năm 2006, Grant Wormald tuyên bố rằng không có lý do nào khiến Marks nuôi ý đồ tự vẫn do sự nghiệp ông đang thăng tiến cùng những mối quan hệ tốt đẹp. Có một lưu ý là Marks từng uống dung môi để tăng chiều cao và dùng quá liều.
Marks nghiện rượu và ông dùng nó để đối phó với triệu chứng bệnh Tourette của mình. Nhưng Wormald cũng tìm ra một bằng chứng cho thấy Marks uống methanol có mục đích: Marks nghiện rượu và ông xem nó là thuốc trị bệnh, và ông cũng biết rủi ro khi uống các chất lạ. Khi bị ốm, Marks trở nên ngơ ngác và không hề hay rằng chất độc đang có trong người mình.
Wormald kết luận: “Theo quan điểm của tôi thì rất có thể Tiến sĩ Marks đã vô tình nuốt phải methanol”.
Nhưng chính xác thì methanol đã thâm nhập vào hệ thống của Marks như thế nào (nó không bị xem là tai nạn, hay có ai đó đầu độc ông) vẫn là điều bí ẩn. Báo The New Zealand Herald đã đăng ý kiến của một số chuyên gia chỉ trích bác sĩ Robert Thompson đã sao nhãng trong những giờ phút cuối cùng của Marks.
Ông William Silva, người từng làm bác sĩ ở gần trạm Nam Cực, đã coi các lưu ý y tế của bác sĩ Thompson và nhận thấy rằng Thompson đã tiếp cận máy phân tích huyết học Ektachem (máy phát hiện các mức độ nguy hiểm của methanol trong hệ thống của bệnh nhân và kịp thời giúp bác sĩ điều trị đúng lúc).
Không may là pin lithium-ion trong máy Ektachem lại bị chết trước đó, bác sĩ Thompson cần phải hiệu chỉnh lại máy, quy trình này mất từ 8 đến 10 giờ. Sau đó bác sĩ Thompson nói rằng ông đã quá bận rộn để chăm sóc Marks khi xử lý máy Ektachem, và thừa nhận rằng máy đó rất khó sử dụng và bảo trì. Nhưng ông Silva lại cho rằng bác sĩ Thompson nói dối vì rằng máy Ektachem rất đơn giản và ông ta có thể gọi cho nhà sản xuất để nhờ họ tư vấn sửa máy qua điện thoại.
Thompson không trả lời thắc mắc của Silva cũng như không hề bị buộc tội bởi các hành vi sai trái. Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF), đơn vị đang điều hành trạm Amundsen-Scott cũng không làm cho vụ án trở nên rõ ràng hơn.
Khi thám tử Grant Wormald muốn các báo cáo về cái chết của Rodney Marks thì NSF lại phản hồi rằng họ không có bất kỳ báo cáo nào liên quan đến cuộc điều tra của ông. NSF cũng từ chối trao các kết quả thí nghiệm được tiến hành trên bằng chứng chụp phòng làm việc của Marks và trạm trước khi nó được dọn sạch.
Chỉ sau khi bị Grant Wormald “tra tấn”, NSF mới đồng ý gửi một bản câu hỏi cho 49 thành viên – những người từng có mặt tại Trạm Nam Cực ngay thời điểm Marks qua đời. Chỉ có 13 trong số 49 đồng nghiệp của Marks chịu trả lời.
Bi kịch hay tội ác hoàn hảo?
Không nhiều sự hợp tác của NSF và không có bằng chứng nào xác thực, cuộc điều tra đi vào bế tắc. Tham khảo một báo cáo có từ năm 2000, điều tra viên Richard McElrea tuyên bố rằng không có lý do gì để hoài nghi về vụ giết người hay ngẫu nhiên bị đầu độc. McElrea nhấn mạnh rằng cần phải thiết lập các quy luật điều tra và công khai về những cái chết tại Nam Cực trên cơ sở công bằng và công khai”.
Nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ mạng khi đặt chân đến Nam Cực. Ảnh nguồn: MSN. |
Trên các diễn đàn mạng tội phạm đều khẳng định rằng Rodney Marks không có bất kỳ kẻ thù nào tại Trạm Amundsen-Scott, cũng như không có bằng chứng nào để quy kết bất kỳ nhân viên nào tại đó là có tội.
Chuyện về Rodney Marks trở thành một đề tài lạ lùng trong lịch sử các bi kịch của Nam Cực. Tới năm 2019 vẫn chưa có bất kỳ hệ thống tư pháp nào đủ mạnh để giải quyết các vụ chết người xảy ra tại Nam Cực.
Có một quy tắc chung là quyền tài phán thuộc về đất nước của người gây ra tội ác và trạm nghiên cứu nơi xảy ra bi kịch. Vẫn chưa có một phiên tòa nào diễn ra trên lục địa Nam Cực để xét xử về các tội ác nếu có, cũng như câu hỏi về việc kẻ nào đứng sau cái chết của Rodney Marks vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.