Những khuynh hướng mở rộng thị trường công nghiệp quốc phòng

Thứ Bảy, 17/07/2021, 11:25
Quy mô thị trường hệ thống phòng không toàn cầu đã mở rộng đáng kể tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) trong giai đoạn dự báo. Một số quốc gia trên thế giới đang tìm cách tìm kiếm các thiết bị theo dõi, phát hiện, đánh chặn, cũng như vô hiệu hóa mọi mối đe dọa đến từ không gian bao gồm chiến cơ, tên lửa, và các thiết bị UAV.


Hiện tại nhiều lãnh đạo trong ngành công nghiệp đang cung cấp những giải pháp phòng vệ tiên tiến bao gồm radar, thiết bị gây nhiễu, hệ thống cảnh báo, và các mồi nhử nhằm bảo vệ chống lại mọi nguy cơ đe dọa. Đang có các nhân tố hỗ trợ cho sự mở rộng viễn cảnh ngành công nghiệp hệ thống phòng không toàn cầu.

Hệ thống phòng không C-RAM ở châu Á Thái Bình Dương

C-RAM tức các hệ thống tên lửa phản công, pháo và súng cối hiện đã có sẵn cho nhu cầu sử dụng trong vài năm tới, hiệu quả của những hệ thống dạng này đã được kích thích do liên quan đến khả năng đánh chặn nhiều tên lửa cùng một lúc, nâng cao khả năng báo động kịp thời nhằm bảo vệ các căn cứ đang hoạt động. 

Đến năm 2026, nhìn chung hệ thống phòng không Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ tích lũy hơn 13 tỷ USD nhờ nhu cầu cao đặt mua các hệ thống này. Với tầm bắn cao trên 2.000m được hỗ trợ bởi những giải pháp mới như Centurion C-RAM đã và đang thúc đẩy việc áp dụng những hệ thống này.

Hệ thống phòng không C-RAM có khả năng đánh chặn nhiều tên lửa cùng một lúc.

Không chiến ở Trung Quốc

Ngành công nghiệp các hệ thống phòng không của Trung Quốc đang phát triển thịnh vượng do số lượng không ngừng tăng lên của những hoạt động không chiến từ các quốc gia đối địch. Dự kiến thị trường cho phân khúc này sẽ tăng 4% CAGR vào thời điểm năm 2026. 

Trước tình hình ngày càng có nhiều loại tên lửa liên lục địa, Trung Quốc đang tăng cường khả năng sẵn sàng nghênh chiến. Lấy ví dụ như gần đây, tháng 2 năm 2021, Trung Quốc đã thành công trong vụ thử cơ học tên lửa kháng đạn đạo tầm trung, được cho là cuộc thử nghiệm kỹ thuật ABM trên đất liền lần thứ 5 được Trung Quốc công bố rộng rãi. Minh chứng này chứng tỏ sự trưởng thành và đạt độ tin cậy cao của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Ứng dụng các hệ thống vũ khí ở Châu Á

Nhiều quốc gia Châu Á đã và đang đầu tư các hệ thống vũ khí tiên tiến như hệ thống phóng tên lửa cùng hệ thống tháp pháo do sự phát triển của các hệ thống vũ khí tự động mới nhất, như các loại máy bay không người lái (drone) và tên lửa. 

Thị trường hệ thống phòng không Châu Á Thái Bình Dương dự báo về những động lực từ sự cần thiết không thể tránh né nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. 

Phân khúc này dự kiến sẽ tăng với tốc độ 3% CAGR trong các năm tới, nó được thúc đẩy bởi sự tích hợp các công nghệ tiên tiến như xác định vị trí mục tiêu chính xác, theo dõi GPS và cập nhật thông tin thời gian thực được cung cấp bởi các tay chơi công nghiệp với các sản phẩm của họ như những loại UAV cùng các loại bẫy.

Hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo Arrow 2 do Mỹ hợp tác với Israel cùng sản xuất.

Hệ thống phòng không trên bộ ở Châu Âu

Trong các khoảng thời gian dự báo, những hệ thống phòng không trên bộ đã chiếm một số thị phần đáng kể, chúng được thúc đẩy bởi bản cập nhật thời gian thực cung cấp cho những hệ thống này trong suốt thời gian chiến đấu. 

Được đánh giá tăng trưởng CAGR cao, phân khúc này ước tính sẽ tăng 70% trong tổng thị phần hệ thống phòng không Châu Âu. Cụ thể là Nga và Đức cùng hăng hái tập trung vào việc phát triển ra những hệ thống phòng không tối tân thông qua sự bùng nổ các hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D). 

Việc triển khai ngày càng nhiều tên lửa đất đối không trong quân đội và an ninh nội địa đã và đang thúc đẩy việc mở rộng thị phần công nghiệp trong khu vực.

Các hệ thống phòng không mới nhất ở Bắc Mỹ

Việc triển khai các hệ thống phòng không ở Bắc Mỹ đã không ngừng gia tăng. Phân khúc này dự kiến sẽ tăng hơn 86% trên tổng thị phần ngành công nghiệp hệ thống phòng thủ Bắc Mỹ cả trong quá khứ cũng như ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kể vào thời điểm năm 2026. Những hệ thống này đóng một vai trò quan trọng dọc theo tuyến phòng thủ chính nhằm đảm bảo ngăn chặn mọi cuộc không kích. 

Ngoài việc thúc đẩy năng lực sản xuất nội bộ, vài tay chơi nặng ký trong ngành công nghiệp này đã nhập khẩu các hệ thống dạng này từ nhiều nước khác nhau, trong khi số khác đang tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm nâng cao sản phẩm của họ.

Máy đo khoảng cách thiết kế mục tiêu hạng nhẹ AN/PED-1.

Mỹ phát triển các hệ thống thế hệ mới

Theo những báo cáo gần đây thì Mỹ có khả năng triển khai các hệ thống phòng không Avenger tầm ngắn để bảo vệ binh lính ở Iraq và Syria. Hệ thống phòng thủ Avenger được thiết kế để nhằm bảo vệ tối ưu cho bộ binh trước sự tấn công của drone, trực thăng, máy bay tầm thấp và tên lửa hành trình. 

Tháng 1-2020, quân đội Mỹ ở Iraq đã không được trang bị hệ thống phòng không, họ đã bị Iran trả đũa dưới hình thức tấn công bằng drone. Kể từ đó việc phát triển các hệ thống phòng không mới đã trở thành trọng tâm của quân đội Mỹ, thúc đẩy quy mô của thị trường hệ thống phòng không Bắc Mỹ. 

Tương tự trong việc hợp tác với Israel, Mỹ đã phát triển loại vũ khí đánh chặn tiên tiến: hệ thống vũ khí Arrow, nó dự kiến sẽ là một trong những vũ khí đầu tiên đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)
.
.