Phẫu thuật thẩm mỹ: Không chỉ là làm đẹp

Thứ Sáu, 14/08/2020, 13:17
Công việc mà bác sĩ Pek Chong Han làm tại một bệnh viện vượt xa suy nghĩ của những người bình thường về lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Trong phẫu thuật thẩm mỹ tái tạo, anh vá "những lỗ thủng" giúp bệnh nhân phục hồi chức năng.


Vì sao bệnh nhân phải gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ?

Bác sĩ Pek Chong Han đã tiến hành phẫu thuật trên đôi bàn chân bị nhiễm khuẩn và chiếc lưỡi bị ung thư. Nhưng rất ít bệnh nhân khi được giới thiệu gặp anh nhận thức được vì sao họ phải gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Thường cứ đề cập đến phẫu thuật thẩm mỹ, ai cũng nghĩ đến chuyện nâng ngực, cắt mí mắt... Vì vậy, bác sĩ Han phải mất một vài phút để giải thích: "Vâng, tôi là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng tôi không ở đây chỉ để làm đẹp cho bệnh nhân".

Mà đó là cách giúp bạn hồi phục nhanh hơn... hoặc phục hồi những gì bạn đã mất đi do căn bệnh nào đó, bác sĩ 36 tuổi, làm việc đã 3 năm ở tại Bệnh viện Khoo Teck Puat, ở Singapore cho biết.

Trong khi thực hiện một số quy trình thẩm mỹ, hầu hết công việc của anh tại bệnh viện công là phẫu thuật tái tạo. Điều đó theo đúng nghĩa đen là vá "các lỗ" và phục hồi chức năng cho các phần cơ thể bị lỗi.

Trên thực tế, tên đầy đủ của chuyên khoa nơi bác sĩ Han làm việc là Khoa Phẫu thuật tạo hình, Tái tạo và Thẩm mỹ. Bác sĩ Han giải thích, thuật ngữ "plastic" xuất phát từ tiếng Hy Lạp "plastikos" nghĩa là được đúc, hình thành, chứ không phải loại vật liệu dẻo tổng hợp.

Phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ là làm đẹp cho bệnh nhân mà còn giúp phục hồi chức năng. Ảnh: CAN.

Khi ai đó bị thủng ở đâu, anh sẽ vá ở đó, ví dụ vết rách trên mặt do tai nạn giao thông, vết thương nghiêm trọng ở chân do bệnh tiểu đường hay bỏng sâu. Một số lỗ thủng thì do các phẫu thuật khác như sau khi cắt bỏ khối u ung thư, rồi được chuyển đến nhóm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ (hiện có 6 người).

Vì vậy, bác sĩ Han có thể sẽ làm việc với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh trên da đầu, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở chi dưới và bác sĩ phẫu thuật nói chung vì bất cứ lỗ thủng, vết thương nào trên phần giữa cơ thể. Danh sách này chỉ bị giới hạn bởi công tác giải phẫu học con người.

Điều đó có nghĩa là anh phải làm quen với các loại bệnh ở mọi bộ phận cơ thể và hiểu cách tái tạo lại những vị trí đó, bác sĩ Han cho biết. "Chúng tôi tiếp cận các vấn đề tương tự, chỉ là từ một góc độ khác" - anh cho hay.

Khác với sự hào nhoáng và quyến rũ của công việc phẫu thuật thẩm mỹ, đây là công việc ít được biết đến hơn song song trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ.

Ghép lưỡi

Một trong những phần tốt nhất của công việc, bác sĩ Han nói rằng, là nằm trong "nhóm lực lượng phẫu thuật đặc biệt" đằng sau những phẫu thuật đa ngành này. Nó thường đòi hỏi một cuộc thảo luận với bác sĩ phẫu thuật chính để đưa ra một "kế hoạch tái tạo".

"Khi quân đội có việc mà họ... không thể thực hiện, họ sẽ gọi (chúng tôi), sau đó chúng tôi đến và làm những phần thêm vào việc mà họ có thể làm, giúp giải quyết vấn đề. Chúng tôi học hỏi từ những người khác và giúp đỡ nhau trong suốt quá trình" - anh cho biết.

Ví dụ, trường hợp Ben (tên đã được thay đổi), 46 tuổi bị ung thư giai đoạn hai với một khối u 3,5cm trên lưỡi cần phải loại bỏ. Phần đó gồm toàn bộ mặt trái lưỡi xuống sàn miệng.

Được trang bị thông tin này, bác sĩ Han xác định cần một mảnh lớn từ phần cơ thể hiến - chính là từ cánh tay trái của Ben. Một vạt da khác với ghép da thông thường - chỉ là một tấm da mỏng. Một vạt da bao gồm da, mô mềm và các mạch máu cùng dây thần kinh đi kèm để có thể giúp khôi phục hầu hết phần bị cắt bỏ của lưỡi với đủ cảm giác và chuyển động.

Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật hồi năm ngoái này chưa dừng lại ở đó. Trong nhiều tuần tiếp theo, lông từ vạt lưỡi thay thế đó tiếp tục mọc trên lưỡi của Ben nên cần phải cắt tỉa trong mỗi lần khám tiếp theo. "Phần da đó còn sống, do đó các tế bào vẫn hoạt động và... lông cũng phát triển. Tôi đã mất gần 20-30 phút để tỉa bỏ toàn bộ lông mọc trên lưỡi tái tạo đó mỗi lần khám" - bác sĩ Han cho hay.

Nhưng theo thời gian, khi vạt da đó tiếp xúc với nước bọt, các tế bào trải qua quá trình biến đổi, hay "metaplasia" (dị sản - một dạng đáp ứng tiêu biểu của tế bào với các kích thích bởi sự biến đổi từ loại tế bào này thành ra tế bào khác -PV) để bắt chước môi trường miệng.

Ben cũng phải điều chỉnh giọng nói trong một vài tháng khi các nhà trị liệu giúp anh duy trì đường thở để tạo điều kiện cho việc thở và học cách sử dụng chiếc lưỡi mới.

"Điều này giống như quay trở lại thuở ấu thơ, khi còn là trẻ sơ sinh" - Ben cho biết phải mất từ 2 đến 3 tháng không thể nhai, nuốt, nói chuyện bình thường.

6 tháng sau ca phẫu thuật, khi CNA gặp Ben, vạt da tái tạo đã có màu hồng hơn và hầu như không còn bị lông mọc. "Chiếc lưỡi tái tạo lúc đó nhìn rất gần với chiếc lưỡi hiện tại" - bác sĩ Han nói khi khám lại chiếc lưỡi của Ben.

Khôi phục bàn chân bị vi khuẩn ăn thịt người ăn

Đối với một ca bệnh khác là Kelvin Seah (33 tuổi), việc phẫu thuật thẩm mỹ là để có thể đi lại, tiếp tục chơi được thể thao sau khi vi khuẩn ăn thịt người đã ăn mất đáng kể phần bàn chân trái của anh.

Bàn chân của Kelvin Seah sau khi phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện Khoo Teck Puat.

Khi đang đi nghỉ ở Iceland, chân anh bắt đầu sưng lên. Anh ấy bị một vết đứt ở ngón chân và ngờ rằng vi khuẩn ở địa nhiệt spa nổi tiếng The Blue Lagoon ở đó xâm nhập qua vết thương.

Khi trở về nước, Kelvin Seah đã nhập Bệnh viện Khoo Teck Puat điều trị. Tại đây, anh đã trải qua tổng cộng 4 ca phẫu thuật. Hai người đầu tiên liên quan đến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để loại bỏ càng nhiều càng tốt phần da thịt đã nhiễm khuẩn. Người thứ ba, với tay nghề cao, làm sạch vết thương, nạo bỏ hết phần nhiễm khuẩn. Đến lúc đó, gân, xương và cơ bắp lộ ra. Một phần bàn chân của anh  cũng thiếu nguồn cung cấp máu nên sẽ không hỗ trợ được cho phần việc ghép da.

"Vết thương này cần phải có khả năng tiếp nhận mảnh da ghép, giống như áp dụng một hình nền lên một bức tường đã được chuẩn bị" - bác sĩ Han nói và cho biết thêm cũng đã phải tiến hành ghép mảng da thay thế. "Miếng ghép này cho phép bệnh nhân cử động được ngón chân của mình, có thể ngoáy được cổ chân linh hoạt. Nó cũng có vết ghép đẹp và đàn hồi tốt hơn".

Nhưng vạt da thay thế lại có nhiều tế bào mỡ hơn khi được cấy và lấy đi từ đùi trái, nên cũng cần thiết để nó thích nghi sau phẫu thuật bàn chân. Khi Seah tăng cân trở lại trong khi hồi phục, vạt da đùi phát triển song không lớn hơn là mấy so với bàn chân. Việc hút mỡ phải được thực hiện để làm mỏng mảng da ghép nhằm giúp bệnh nhân có thể đi giày cùng kích cỡ với chân bên kia.

2 năm sau phẫu thuật, Seah không chỉ có thể đi bộ mà còn có thể chơi các môn thể thao như bóng rổ, cầu lông. Tuy nhiên, việc leo núi không thể thực hiện được nữa vì các ngón chân ở bên ghép không thể quặp chặt, Seah cho hay. "Vậy đó, tôi không thể làm được gì nhiều. Song điều quan trọng nhất là tiếp tục lối sống ban đầu của tôi" - Seah nói.

Tái tạo cạnh tranh với phẫu thuật thẩm mỹ

Liệu rằng một người được tái tạo hay thẩm mỹ là quan trọng trong việc xác định xem chi phí của nó có được chương trình tiết kiệm quốc gia Medisave chi trả hay không.

Bác sĩ Pek Chong Han thực hiện công việc đánh dấu các vị trí trước khi phẫu thuật tạo hình. Ảnh: CAN.

Sự khác biệt nằm ở việc liệu tình trạng trước đó của bệnh nhân có phải là y khoa hay không, theo bác sĩ Han. Có một điều, là phần quan trọng nhất, tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bộ Y tế và hội đồng chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ.

"Đây không phải điều rõ ràng như đen và trắng, mà nó hơi lẫn chút, như màu xám. Là một bác sĩ, bạn phải xác định những triệu chứng (bệnh nhân) có, hay chỉ đơn thuần là sự thay đổi về ngoại hình?" - bác sĩ Han nói.

Ví dụ, một bệnh nhân yêu cầu chỉnh sửa chiếc mũi cong đặc trưng của người Viking, nhưng bác sĩ không thấy nó như vậy thì cần phải nói không.

"Nói chung, miễn là chúng tôi đang cố gắng cải thiện các triệu chứng hoặc chức năng của ai đó thì điều đó sẽ thuộc vào loại chỉ định y tế" - bác sĩ Han nói.

Đó là trường hợp của Vanessa (không phải tên thật) - người được phẫu thuật tạo hình bụng, thường được gọi là gò bụng. Cô trải qua ca phẫu thuật vào năm 2015 để làm dạ dày nhỏ hơn giúp giảm cân, dẫn đến lượng da thừa gây khó cho việc vệ sinh quanh vùng bẹn. Nó cũng cản trở các hoạt động tập thể dục.

"Hãy tưởng tượng, giống như bạn đeo một chiếc túi lớn ngang bụng đựng 1 chai Coke 1,5 lít hay 2 lít trong đó và cố gắng chạy. Đó là một nhiệm vụ khó khăn" - bác sĩ Han cho biết. Da ở đó không có khả năng trở lại bình thường vì nó đã quá giãn trong nhiều năm, anh cho biết thêm.

"Có nhiều vết rạn thâm đen trên bụng tôi. Nó xấu xí, khiến tôi xấu hổ" - Vanessa mô tả. Do đó, năm ngoái, theo lời khuyên của đội ngũ bác sĩ, cô đã lựa chọn sẽ làm săn chắc lại da bụng, tức phải cắt bỏ phần da thừa, chuyển trở lại các cơ bụng đã bị giãn và định vị lại vị trí của rốn.

Sau phẫu thuật, không có vấn đề gì về vệ sinh, phản ứng da và tất cả những vấn đề cũ, Vanessa cho CNA sau phẫu thuật. "Tôi đang mong chờ có thể tập thể dục trở lại" - Vanessa nói.

Sau những ca phẫu thuật kiểu này, bác sĩ Han sẽ xem xét các vết sẹo để đảm bảo rằng chúng đã lành và bệnh nhân hạnh phúc với không chỉ vẻ bề ngoài mà còn cả chức năng bên ngoài". Điều đó cũng bao gồm cả việc tìm hiểu xem bệnh nhân có thể di chuyển đúng cách hay bị đau khi tập thể dục không.

Bước cuối cùng có ý nghĩa

Trong một tuần, bác sĩ Han thực hiện khoảng 5 ca phẫu thuật. Ngay cả trong thời gian COVID-19 hoành hành, khi các ca phẫu thuật cần thiết không thể trì hoãn, thì bác sĩ vẫn cần phải tiến hành.

"Nhiều người trong số những bệnh nhân này khi được phục hồi về trạng thái bình thường, họ rất biết ơn bạn" - anh cho biết.

Trước khi phẫu thuật, không có gì là lạ khi bệnh nhân cảm thấy lo lắng vì họ phải đối mặt với sự thay đổi lớn về cơ thể. Song sự hài lòng đến khi họ thấy vượt xa sự mong đợi và có thể tự tin hòa nhập trở lại xã hội.

"Họ có thể phục hồi chức năng. Đối với tôi, điều đó là bước cuối cùng đầy ý nghĩa" - bác sĩ Han nói.

Với tất cả những điều này, anh hy vọng rằng những ấn tượng về phẫu thuật thẩm mỹ có thể vượt ra ngoài những gì thông thường mà mọi người chỉ biết đến phẫu thuật thẩm mỹ trên truyền thông. Bác sĩ Han cũng hy vọng sẽ mang lại nhiều nhận thức đúng đắn, có lợi đối với việc tái tạo vú nói riêng. Bởi ở Singapore, thực sự tỉ lệ tái tạo vú thấp nhất, theo bác sĩ Han.

Anh thấy việc phẫu thuật cắt bỏ bầu ngực, một hay cả hai bên, là một cuộc phẫu thuật mang lại vết sẹo không chỉ trên cơ thể mà cả trong tâm trí. "Bệnh nhân đôi khi bị trầm cảm vì mất đi phần cơ thể đó. Chúng tôi hy vọng việc phẫu thuật này sẽ mang đến cho bệnh nhân nhiều kiến thức và sức mạnh để chọn lựa những gì họ muốn làm sau điều trị ung thư vú" - bác sĩ Han cho biết.

Huyền Anh
.
.