Sự thật về người phát minh ra vaccine chủng ngừa bệnh đậu mùa

Thứ Sáu, 09/02/2018, 16:02
Ngày xửa ngày xưa, cách đây đã lâu lắm, có một cô gái vắt sữa xinh đẹp. Gương mặt cô không tỳ vết, làn da màu anh đào, tươi mịn như kem, nụ cười của cô ẩn chứa sự tự tin như cách mà cô tuyên bố: "Tôi sẽ không bao giờ bị mắc bệnh đậu mùa. Và cũng không bao giờ chịu một gương mặt xấu xí"…

Có một cậu bé 13 tuổi đã nghe câu chuyện về khả năng miễn dịch bệnh đậu mùa của cô gái vắt sữa. Cậu bé đó chính là Edward Jenner, một chú bé học việc một bác sĩ phẫu thuật ở nông thôn.

Cái tên của Jenner bỗng một ngày trở nên nổi tiếng khắp nơi khi là người phát minh ra thuốc chủng ngừa đầu tiên trên thế giới, nhờ có vaccine này mà thế giới đã thoát khỏi một đại dịch bệnh đậu mùa. Và câu chuyện về Edward Jenner đã tạo nên nguồn cảm hứng cho việc phát triển ra vaccine trong lịch sử y khoa cổ điển, như đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm bắt nguồn từ một cuốn tiểu sử có từ năm 1837.

Cô gái vắt sữa

Edward Jenner trưởng thành và thành danh là một bác sĩ ở Berkeley, (Gloucestershire, Anh Quốc). Khoảng năm 1796, ông đã chủng ngừa cho một đứa bé tên là James Phipps với mủ lấy ra từ một cái mụn mủ bệnh đậu mùa, theo một báo cáo lịch sử từ năm 2005 được đăng trên tờ tạp chí Baylor University Medical Proceedings.

Bức vẽ cho thấy cảnh bác sĩ Edward Jenner đang chủng ngừa bệnh đậu mùa cho một bệnh nhân nhi.

Jenner đã thử nghiệm một lý thuyết đã ấp ủ trong suy tư của ông từ rất lâu về câu chuyện cô gái vắt sữa, rằng việc tiếp xúc với dạng bệnh đậu mùa ở giai đoạn tương đối nhẹ sẽ giúp con người thoát khỏi hạn tử của dịch bệnh đậu mùa. Và nó đã được kiểm nghiệm hiệu quả. Bé Phipps đã khỏi bệnh đậu mùa sau khi cậu bé được chủng ngừa với bệnh đậu mùa.

Thử nghiệm này đã được bác sĩ Jenner tiến hành với một số đứa trẻ khác bao gồm cả đứa con trai 11 tháng tuổi của ông. Công trình của bác sĩ Edward Jenner đã đi vào lịch sử như là một trong những nỗ lực khoa học đầu tiên để kiểm soát một dịch bệnh truyền nhiễm bằng cách chủng ngừa.

Gần 2 thế kỷ sau đó, vào ngày 8 tháng 5 năm 1980, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã loan báo rằng thế giới đã miễn trừ hoàn toàn với bệnh đậu mùa. Nhưng giờ đây, TS, GS Arthur Boylston - giáo sư danh dự về bệnh học tại Đại học Leeds, giảng viên cao cấp của Đại học Oxford lại thổi bùng câu chuyện về cô gái vắt sữa trong một bài viết mới nhất của ông đăng trên tờ Thời báo y học New England mang tựa đề "Huyền thoại cô gái vắt sữa".

Sự thật được tiết lộ

Ở đây còn có một câu chuyện khác được minh chứng bởi các lá thư, nhật ký và công trình nghiên cứu mà GS Arthur Boylston đã khám phá ra được trong công trình nghiên cứu của mình. Rằng nó còn liên quan đến một bác sĩ đồng quê tên là John Fewster, câu chuyện này được kể vào năm 1768, trùng thời điểm mà chú bé học việc Edward Jenner đang chăm chú lắng nghe câu chuyện chủng ngừa bệnh đậu mùa từ cô gái vắt sữa.

Bìa cuốn sách "Thách thức Thượng Đế: Bệnh đậu mùa và sự quên lãng của cuộc cách mạng y học vào thế kỷ 18" của GS Arthur Boylston.

Cũng giống như các thầy thuốc vào thời kỳ đó, bác sĩ John Fewster đã chủng ngừa cho bệnh nhân bằng virus bệnh đậu mùa, cung cấp cho họ giường bệnh và chăm sóc y tế tại một ngôi nhà lớn. Các bệnh nhân sẽ ngụ ở đó cho tới khi bệnh tình của họ chấm dứt.

Bác sĩ Fewster đã điều trị cho một nhóm bệnh nhân nông dân ở Thornbury (không xa so với nơi Edward Jenner học việc). Một số nông dân được bác sĩ Fewster điều trị đã miễn dịch được căn bệnh. Bác sĩ Fewster mạnh dạn nói điều này vì các bệnh nhân đã không hình thành tác dụng phụ khi được chủng ngừa.

GS danh dự Arthur Boylston giải thích: "Thông thường, bệnh nhân sẽ bị đau nặng trên cánh tay của họ và đây là hình thức bệnh đậu mùa nhẹ. Nếu họ thật sự bị bệnh đậu mùa thì sẽ không có phản ứng này".

Những nông dân được bác sĩ John Fewster trị bệnh, nhấn mạnh rằng họ chưa từng mắc bệnh đậu mùa. Bác sĩ Fewster đã khám phá ra rằng những người nông dân đã không phản ứng với chủng ngừa bệnh đậu mùa vì họ đã có bệnh đậu mùa từ trước đó.

Và ông kết luận: "Các nông dân đã miễn dịch bệnh đậu mùa từ lần tiếp xúc với căn bệnh này". Yêu cầu của bác sĩ Fewster là một quan sát lâm sàng mà ngày hôm nay đã dẫn tới một nghiên cứu to lớn hơn và công bố nhiều kết quả; nhưng đó không phải là cách mà y học thời thế kỷ 18 đã làm.

GS Arthur Boylston giải thích: "Hồi xưa thì không có các tạp chí y khoa. Cánh bác sĩ thường giao tiếp thông qua những bữa tiệc nhỏ". Theo nữ GS Mary Fissell thì: "Những bữa họp mặt này là một phần rất quan trọng trong câu chuyện về bệnh đậu mùa. Những câu chuyện thần thoại tạo nên một câu chuyện đẹp. Nhưng quan trọng là giới y khoa bắt đầu tiếp nhận tin tức theo những cách mà họ chưa từng có từ trước đó".

Những cuộc họp mặt của giới bác sĩ Anh vào thế kỷ 18 thường diễn ra ở một quán rượu nhỏ mang tên là The Ship, GS Boylston đã khám phá ra tin này, ông cũng tìm thấy tên của 2 quý ông là anh em nhà Ludlow; và bác sĩ Edward Jenner, trong thời gian học việc cho anh em nhà Ludlow vào năm 1768. Tại buổi gặp mặt, bác sĩ Fewster kể chuyện về những nông dân chưa từng bị bệnh đậu mùa nhưng lại mắc căn bệnh này.

GS Boylston tin rằng anh em nhà Ludlow quay về nhà và nói với Edward Jenner về những quan sát của bác sĩ Fewster. Khi đó Jenner mới 13 tuổi và cậu chắc chắn là nghe về những quan sát của bác sĩ Fewster. Cuối cùng Jenner trở thành một trong các thành viên của hiệp hội y tế Anh xuất hiện tại The Ship. Edward Jenner có gần 30 năm suy ngẫm về căn bệnh đậu mùa trước khi thử nghiệm giả thuyết của mình vào năm 1796 bằng cách chủng ngừa em bé James Phipps.

 GS Boylston quả quyết: "Ý tưởng rằng bệnh đậu mùa có thể phòng ngừa một đợt lây nhiễm bệnh dịch đã đến từ những quan sát của bác sĩ Fewster vào năm 1768. Không hề liên quan đến cô gái vắt sữa".

Vậy huyền thoại về cô gái vắt sữa bắt đầu như thế nào? Thời kỳ đó, câu chuyện liên quan đến cô gái vắt sữa là được kể bởi một người bạn kiêm người viết tiểu sử đầu tiên của bác sĩ Edward Jenner tên là John Baron, chỉ vài năm sau khi ông Jenner tạ thế.

Theo nghiên cứu của GS Boylston, những bác sĩ khác vào thời kỳ đó đã không ngớt thẩm vấn bác sĩ Jenner rằng làm thế nào ông có thể tạo liên kết giữa bệnh đậu mùa và miễn dịch căn bệnh này. Bản thân bác sĩ Jenner cũng chưa từng giải thích làm thế nào mà ông có thể chứng minh giả thuyết để làm nên thí nghiệm vào năm 1796.

GS Boylston nhấn mạnh: "Sau khi bác sĩ Edward Jenner qua đời, người viết tiểu sử đã cố gắng bảo vệ danh tiếng cho ông". John Baron có thể đã dựng nên câu chuyện hoang đường về cô gái vắt sữa như là một cách để khẳng định rằng Jenner đã nảy sinh ra ý tưởng về kết nối bệnh đậu mùa, GS Boylston giải thích.

Nguyễn Thanh Hải (theo NPR)
.
.