Sức đề kháng phi thường đối với ung thư của voi và cá mập

Thứ Sáu, 11/08/2017, 12:43
Tuy có kích thước khổng lồ nhưng loài voi hiếm khi bị ung thư là một phát hiện gây sốc đối với các nhà khoa học.

Các nhà khoa học cho hay một nghiên cứu về adn của loài voi đã cung cấp những bằng chứng cụ thể về việc gene di truyền của loài voi có thể cung cấp đầu mối quan trọng trong việc tìm ra phương pháp chống lại căn bệnh ung thư ở người. Những động vật có vú khổng lồ hiếm khi bị mắc bệnh ung thư, điều này đã khiến các nhà khoa học bối rối trong một thời gian dài khi có hàng trăm trường hợp chứng tỏ gene di truyền của loài voi giống với con người.

Các nhà khoa học của trường Đại học Utah cho hay: "Có đến hàng trăm ví dụ chứng minh voi cũng mắc bệnh ung thư nhưng sau đó căn bệnh này dần dần bị loại trừ trong vòng 50 tới 70 năm". Nhưng thực tế không phải như vậy. Tỷ lệ tử vong vì bênh ung thư ở voi chỉ chiếm ít hơn 5% so với 25% ở người".

Một nhóm các nhà khoa học đến từ trường Đại học Utah và Đại học Arizona State đã tuyên bố có thể giải thích cho con số này. Trong quá trình tìm kiếm câu trả lời, các nhà khoa học đã nghiên cứu kĩ ADN của voi và tìm ra được một số điểm sai lệch.

Các nhà nghiên cứu cho hay loài voi có thêm genes có thể ức chế phát triển của khối u. Chúng có "ít nhất 40 bản sao của gene mã hóa p53, một loại protein có tác dụng ức chế ung thư". Trong khi đó con người chỉ có 2 bản sao mã hóa của gene này.  Trong cơ thể của loài động vật khổng lồ này, khi các tế bào hư hại được phát hiện, những tế bào này sẽ bị phá hủy hoặc tái tạo. Nghiên cứu chứng tỏ: "Voi có thể có cơ chế mạnh mẽ để tiêu diệt các tế bào bị tổn thương  có nguy cơ phát triển thành căn bệnh ung thư".

Voi ít khi bị ung thư.

Trong suốt quá trình quan sát, các nhà khoa học đã chiết xuất bạch cầu từ voi và phá vỡ ADN của tế bào. Chuyên gia nghiên cứu Joshua Schiffman, đồng thời là bác sĩ nhi khoa chuyên khoa u bướu của trường Đại học Utah College of Medicine cho biết: "Điều cốt yếu là chúng ta không để bị ung thư, tìm ra gene sẽ phá hủy những tế bào hư hại và tái tạo lại. Nếu những tế bào hư hại bị tiêu diệt thì những tế bào này không thể phát triển thành bệnh ung thư. Đây có thể là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa ung thư hơn là cố gắng ngăn chặn tế bào biến dị phân chia và không có khả năng tự sửa chữa hoàn toàn".

Nghiên cứu do các nhà khoa học của hai trường đại học phối hợp tiến hành cùng với Trung tâm Bảo tồn Voi Ringling Bros. Kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.

Cá mập có khả năng kháng ung thư.

Các nhà phân tích tại Trường Đại học Volkswagen Southeastern cộng tác với trường Cao đẳng Cornell đã cung cấp kết quả nghiên cứu mới với tạp chí  BMC Genomics về genes di truyền đặc thù của loài cá mập liên quan tới hệ thống miễn dịch đã được biến đổi cùng với sự tiến hóa.  Loài cá nói chung có khả năng tự chữa lành các vết thương rất nhanh và đồng thời có sức đề kháng phi thường đối với các khối u ung thư (nhưng không phải là miễn dịch hoàn toàn bởi cá voi vẫn có thể bị mắc bệnh ung thư).

Những sự thay đổi bẩm sinh, điển hình như điều các nhà khoa học khẳng định có thể được tiến hành nghiên cứu sâu hơn về sức đề kháng tự nhiên mạnh mẽ của loài cá, từ đó tìm ra phương pháp giúp bệnh nhân chống lại căn bệnh ung thư.

Văn Nguyễn-T.P (tổng hợp)
.
.