Theo dõi internet để dự đoán dịch bệnh
- Văn hóa giải trí, du lịch xoay xở thích ứng với dịch bệnh COVID-19
- Trò lừa mị giữa thời dịch bệnh
- Kinh tế châu Âu điêu đứng vì dịch bệnh
Quan sát mạng đoán dịch bệnh
Ông Simon Angus là một học giả tại Đại học Monash và cũng là đồng sáng lập của Kaspr Datahaus (một công ty có trụ sở chính ở Melbourne, Australia), chuyên phân tích về chất lượng kết nối mạng toàn cầu nhằm có những hiểu biết rõ hơn về kinh tế và xã hội. Đối với Kaspr Datahaus thì sự suy giảm đột ngột về tốc độ mạng của một quốc gia cũng đồng nghĩa rằng có một thứ gì đó gây căng thẳng ở nơi đó.
Trong những tuần gần đây, giả thuyết của công ty này là "có một cái gì đó" dính dáng đến đại dịch COVID-19 - khi người dân đang làm việc tại nhà, hay bị cách ly, hoặc ở yên trong nhà như một biện pháp phòng ngừa và biểu hiện ở việc mạng hoạt động mạnh hơn bình thường.
Ông Simon Angus nhấn mạnh: "Đối với những người đang bị khóa chặt (hoặc rơi vào tâm trạng hoảng loạn) hay tự cách ly, thì mạng trở thành một phần nền tảng quan trọng của nguồn thông tin của họ, cũng như tiêu dùng giải trí".
Việc người dân ngốn quá nhiều điện năng khi truy cập mạng để giải trí thì đồng thời sẽ gây áp lực lên mạng quốc gia. Đó là lý do giải thích tại sao ủy viên Châu Âu, Thierry Breton, đã yêu cầu Netflix phải hạn chế việc phát trực tuyến có độ phân giải cao cho đến khi trường hợp khẩn cấp kết thúc.
Simon Angus đã phát hiện ra mạng ở Malaysia đã chậm hơn 5% vào ngày 12/3/2020 đến 13 lần, xem ra còn chậm hơn cả khi nước Ý phong tỏa toàn quốc. Malaysia lúc ấy tuyên bố công khai chỉ có 129 trường hợp dương tính với COVID-19. Tuy nhiên, đáng báo động là sự cẩu thả của chính quyền trước đại dịch. Hồi cuối tháng 2 năm 2020, chính quyền Malaysia đã cho phép một cuộc tập trung tôn giáo đông người tham dự ở thủ đô Kuala Lumpur.
Và khi các trường hợp dương tính với COVID-19 bắt đầu lộ ra từ đám đông này, thì chính phủ Malaysia đã nháo nhào tìm ra tất cả những người từng tụ tập, nhưng số lượng lại không khớp: lúc đầu chỉ nói có 5.000 người tham dự, nhưng sau đó số người nâng lên từ 10.000 người đến 14.500 người.
Trước sự lộn xộn, nhiều người Malaysia đã quyết định tự nhốt trong nhà để bảo vệ mình. Ông Simon Angus giải thích: "Khi phát hiện ra tình huống xấu đi, họ liền tự thay đổi hành vi, đó là tín hiệu mà chúng tôi thu thập được. Mặt khác, do Malaysia không có hạ tầng mạng hoàn hảo, thế nên mạng ở nước này khá mong manh".
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Malaysia đã thi hành lệnh phong tỏa vào ngày 16/3/2020, khi số người dương tính với COVID-19 lên tới 553 trường hợp (ngày 18/3/2020), nhưng gần đây báo chí nước này quả quyết rằng số người dương tính với COVID-19 lên tới 900 trường hợp. "Dữ liệu của chúng tôi đã cho thấy có "cái gì đó" trên trục mạng của họ, và giờ đây dự báo đó là đúng!", ông Angus phân tích.
Phân tích mạng để hiểu về tình hình kinh tế
Khi khủng hoảng COVID-19 nhấn chìm cả hành tinh, một số người nghĩ rằng việc sử dụng dữ liệu chính thức sẽ giúp ích rất nhiều. Ông Jens Nordvig, CEO của Công ty phân tích dữ liệu Exante Data (trụ sở chính ở New York), chuyên giám sát dịch bệnh, đã theo dõi cách phản ứng của Trung Quốc, và tiến hành thu thập dữ liệu GPS từ mạng xã hội Baidu của Trung Quốc.
Ông Jens Nordvig, CEO của công ty phân tích dữ liệu Exante Data giám sát dịch bệnh COVID-19. |
Simon Angus nói rằng việc giám sát mạng Trung Quốc xuyên suốt đợt dịch bệnh sẽ cho thấy các nhà máy công nghiệp tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất đã bị đóng cửa suốt mùa dịch. Trong vòng vài tuần qua khi tình trạng khẩn cấp giảm bớt, mọi thứ đã bắt đầu trở lại trạng thái bình thường, và bằng chứng có thể thấy là sự ô nhiễm khi các nhà máy hoạt động trở lại.
Simon Angus quả quyết: "Trung Quốc chưa bình thường lại đâu. Độ trễ cho thấy thiều người vẫn đang chật vật đối mặt với cuộc sống "giam" ở nhà trong sinh hoạt thường nhật của họ".
Samir Madani, sáng lập viên của TankerTrackers, một công ty chuyên tận dụng thông tin nguồn mở nhằm hé lộ cái nhìn vào ngành dầu thô toàn cầu. Khi dịch COVID-19 bùng nổ, ông Madani đã kết hợp dữ liệu từ các bộ tiếp sóng tàu với hình ảnh vệ tinh, và tiến hành kiểm tra định kỳ xem có bao nhiêu tàu dầu đang neo đậu ở Trung Quốc (không thể giao hàng hóa) nhằm đạt được sự hiểu biết về cách thức cảng Trung Quốc hoạt động ra sao trong thời đại dịch, cũng như sản xuất công nghiệp có bắt kịp không với nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra ông Samir Madani cũng theo dõi dữ liệu giao thông đường bộ TomTom tại nhiều thành thị ở Trung Quốc và Ý để hiểu chúng ảnh hưởng ra sao tới các hoạt động phong tỏa và hạn chế đi lại.
Ông Madani giải thích: "Hiện tại cũng đã có sự khởi sắc giao thông ở Trung Quốc, tại các đô thị lớn, ngoại trừ Vũ Hán. Giao thông đường bộ đã nhộn nhịp trở lại đặc biệt là tại các đô thị công nghiệp lớn và thương mại sầm uất như Trùng Khánh hay Quảng Đông. Tuy nhiên, vẫn có một số giới hạn ùn tắc mà tôi cho là người dân vẫn còn e ngại khi tránh xa các hoạt động giao thông công cộng, cảnh giác khi không đứng gần người lạ, và chọn đi xe riêng của họ".
Bên cạnh đó, dữ liệu ô nhiễm cũng là một nguồn thông tin rất có giá trị. Trong vài tuần qua, người dùng mạng Twitter đã chia sẻ các hình ảnh vệ tinh của nhiều quốc gia, từ chúng cho thấy rằng các mức độ ô nhiễm đang rớt xuống thế giới công nghiệp hóa và là kết quả của các hoạt động phong tỏa chống COVID-19.
Ông Samir Madani cũng nhìn thấy sự thật về mức độ tiêu thụ dầu. Đơn cử như mức độ phát thải khí Nitrogen dioxide (NO2) (dữ liệu từ trang web của NASA) là một thực tế hoạt động của con người trong thời kỳ hậu công nghiệp.
Ông Madani giải thích: "NO2 hiện diện khắp nơi: xe cộ, ngành công nghiệp chế tạo xe hơi, xả ra từ mọi thứ. Và nó thay đổi khá nhiều trong một tháng qua, rớt nhiều xuống vùng duyên hải phía Đông nước Mỹ (nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp chủ chốt) và tập trung quy mô lớn ở Trung Quốc. Khi quan sát Trung Quốc, tôi thấy có một số nơi mà mức độ ô nhiễm NO2 rơi vào khoảng 2/3 và 3/5 cùng thời điểm năm ngoái 2019, tức họ đã phục hồi tốt hoạt động công nghiệp".