Thuật ngụy trang của quân đội trên thế giới

Thứ Hai, 03/12/2018, 18:20
Trong thế giới động vật, sự thích ứng với hoàn cảnh xung quanh là rất quan trọng đối với sự sinh tồn. Từ rất lâu thì loài thằn lằn đã nổi tiếng bởi khả năng tự thay đổi màu sắc và hoa văn trên da của chúng. Trong một số trường hợp biến hóa, con tắc kè hoa trở nên "vô hình" trước kẻ săn mồi, và một trong những mục đích cốt yếu của thuật ngụy trang là một tín hiệu xã hội, một dạng thức giao tiếp phi ngôn ngữ giữa các loài bò sát.

Xét về bản chất, loài người cũng phát triển các kỹ năng ngụy trang tương tự của động vật. Trên toàn thế giới, quân đội các quốc gia cũng ngụy trang để "tàng hình" trước kẻ thù. Lợi thế là hiển nhiên: Các hình thể màu nâu và màu xanh lá cây dễ bị bỏ qua vì không ai nghĩ đó là mục tiêu để tấn công, đặc biệt là khi họ xuất hiện trong các cánh rừng già. Ngụy trang như kiểu tắc kè hoa, những hoa văn ngụy trang dạng này đã biến hóa tinh vi hơn chứ không còn đơn thuần là một phương pháp để che giấu.

Ngoài việc sử dụng các loại màu xanh lá cây khác nhau, bộ quốc phòng Ấn Độ còn cung cấp màu đỏ tươi cho nữ quân nhân và màu xanh nước biển cho cảnh sát nam giới. Kiểu thiết kế điểm xuyết của quân đội Anh vừa đảm bảo tính nghệ thuật lẫn tác chiến thành công. Qua thời gian, các hoa văn ngụy trang đã trở thành một sự hài hòa ăn sâu vào tiềm thức binh sĩ Anh. Màu sắc ngụy trang của binh sĩ Ấn Độ được cho là hiếm, nhưng cũng không đơn giản chỉ là giấu mình trên chiến trường.

Ông Eric Larson, chủ biên trang Camopedia, danh mục các mô hình ngụy trang trực tuyến của quân đội các quốc gia trên thế giới, phát biểu: "Khi người bình thường nghĩ tới ngụy trang, thì họ liền nghĩ cho thứ gì đó vào để "biến mất". Nhưng với rất nhiều quốc gia, thì sự ngụy trang là một cách để khẳng định tính chính danh dân tộc".

Quân phục ngụy trang với nhiều hoa văn khác nhau.

Suốt 25 năm qua, ông Eric Larson đã thu thập các tư liệu về thuật ngụy trang. Bộ sưu tập về vật liệu ngụy trang của ông Larson có đến hơn 2.500 hiện vật cá nhân. Ông bắt đầu thành lập trang Camopedia nhằm giúp mọi người nhận ra các dạng hoa văn ngụy trang của quân đội các nước dưới dạng ảnh hoặc video. Đại chiến  thế giới I (ĐCTGI) được xem là buổi bình minh của thuật ứng dụng ngụy trang của quân đội hiện đại. 

Trong các năm tiếp đó, nghệ thuật ngụy trang đã lên một tầm cao mới, các mô hình đã được thêm vào nhằm làm giả môi trường nơi diễn ra các trận chiến. Vào thập niên 1960, các nhà thiết kế ngụy trang chuyên nghiệp đã bắt đầu áp dụng khoa học và quang học nhằm phát triển ra những dạng hoa văn mới. Ngoài nhận diện quốc gia, trang Camopedia cũng giúp cho độc giả hiểu về khu vực địa lý hay môi trường sinh thái mà những bộ quân phục ngụy trang được tạo ra. Y phục vằn cọp trong chiến tranh Việt Nam là một minh chứng. Hay cách ngụy trang kiểu "cát sa mạc" là một cách thức giấu mình tinh tế.

Ông Eric Larson giải thích: "Rõ ràng là có rất nhiều bất ổn ở khu vực hoang mạc Trung Đông trong thập niên 1970, và đó là một trong các lý do mà quân đội Mỹ đã sáng tạo ra các kiểu hoa văn sa mạc. Người Mỹ nghĩ rằng tùy từng điều kiện địa hình mà có cách ngụy trang thích hợp chứ không thể mãi khư khư ngụy trang xanh lá cây". Mặt khác, những bộ đồ ngụy trang được thiết kế tinh xảo dùng cho quân sự còn là một cách để thể hiện vai trò kép: nhận dạng binh sĩ và quốc gia của họ, bất kể họ đang ở đâu trên thế giới.

Ông Warren Riley, một trung sĩ hưu trí từng làm việc tại Không lực Mỹ, cũng đã từng có thời gian sử dụng các thiết kế ngụy trang trong thời gian còn trong quân ngũ. Cựu binh Riley kể: "Thời tôi còn trong Không lực Mỹ và xuất hiện tại các căn cứ ở nhiều quốc gia trên thế giới thì quân phục của các binh sĩ những nơi đó cũng khác chúng tôi, cụ thể như binh sĩ Nga, Thụy Sỹ và Nam Tư cũ". Là một thành viên thường trực nên ông Riley phải thường hiện diện tại nhiều nơi mới và vì thế cũng mặc luôn những bộ đồ ngụy trang mới mẻ.

Lính Mỹ vẽ ngụy trang trên mặt họ, trong khi những hoa văn đa địa hình thường dùng cho binh sĩ Mỹ triển khai ở Afghanistan.

Đối với cánh phóng viên, nhà báo làm việc tại các vùng chiến sự thì trang Camopedia là một nguồn tương đối hữu ích với lời chứng thực từ các binh sĩ, và trang cung cấp thông tin chính xác cho công chúng. Ông Samuel B. Thielman Jr., làm việc tại Trung tâm Tow về nghề báo kỹ thuật số tại Đại học Columbia, phát biểu: "Camopedia cung cấp bối cảnh các dạng quân phục nhằm giúp cho giới truyền thông, các phóng viên có được một cách thức tiếp cận nhanh chóng".

Camopedia là một bách khoa thư toàn cầu và cũng là một tài liệu sống, cung cấp thông tin đúng đắn cho người dùng. Điều này rất quan trọng khi mà quân phục thế giới không ngừng thay đổi. Ông Warren Riley, người đã nghỉ hưu từ năm 2006, phát biểu rằng chỉ riêng quân phục của Không lực Mỹ cũng đã thay đổi 2, 3 lần kể từ khi ông viết về nó. Camopedia cung cấp thông tin rằng làm thế nào mà các quốc gia khác nhau tiếp cận với các chiến thuật quân sự và kiêu hãnh quốc gia.

Lấy ví dụ như, hoa văn kỹ thuật số CADPAT của quân đội Canada là "kiểu ngụy trang có dùng thuật toán máy tính nhằm hỗ trợ cho việc thiết kế các hoa văn và có khả năng đánh lừa mắt người thường tới mức hiệu quả cao nhất", dẫn lời ông Eric Larson, trong khi đó cách ngụy trang của quân đội Ấn Độ lại đòi hỏi phải qua nhận dạng và phân cấp. Ngày hôm nay, quân phục ngụy trang có thể được hiểu ở 2 khía cạnh "áo tàng hình" và cờ đeo được.

Thanh Hải (tổng hợp)
.
.