Các thành phố đang “chìm” bởi sự nóng lên toàn cầu
Thành phố New York đang “chìm” do sức nặng của các tòa nhà chọc trời, nghiên cứu mới đây cho thấy New York đang “chìm” trung bình khoảng 1-2 mm mỗi năm. Tác động ngày càng tồi tệ của mực nước biển dâng cùng với mối đe dọa thành phố New York đang “chìm” một phần do trọng lượng khủng khiếp của các tòa nhà cao đến chóng mặt, làm trầm trọng thêm mối đe dọa lũ lụt đối với đô thị này.
New York đang “chìm” do sức nặng của các tòa nhà chọc trời
Theo các nhà nghiên cứu, Big Apple có thể là thành phố không bao giờ ngủ nhưng nó là một thành phố chắc chắn đang sụt lún, trung bình mỗi năm lún khoảng 1-2mm và một số khu vực khác của thành phố New York sụt giảm với tốc độ gấp đôi. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ đại dương kỷ lục đưa Trái đất vào mối nguy hiểm.
Sự sụt lún ngày càng làm trầm trọng thêm tác động của mực nước biển dâng đang tăng nhanh với tốc độ khoảng gấp đôi mức trung bình của toàn cầu khi các sông băng trên thế giới tan chảy và nước biển mở rộng do sự nóng lên toàn cầu.
Mực nước ở sườn thành phố New York đã tăng khoảng 22cm, kể từ năm 1950 và vào cuối thế kỷ này, các trận lũ lụt lớn do bão có thể xảy ra thường xuyên hơn gấp 4 lần so với hiện nay do sự kết hợp của mực nước biển dâng và bão tăng cường do biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu đã viết trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tương lai của Trái đất, rằng “Một dân số tập trung đông đúc gồm 8,4 triệu người phải đối mặt với các mức độ nguy hiểm khác nhau do ngập lụt ở thành phố New York”. Các tác giả nói thêm rằng những rủi ro mà thành phố New York phải đối mặt sẽ được “đồng cảm chia sẻ” bởi nhiều thành phố ven biển khác trên thế giới khi cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng sâu sắc trên toàn cầu. “Sự kết hợp giữa sụt lún kiến tạo và nhân tạo, mực nước biển dâng và cường độ bão ngày càng tăng cho thấy vấn đề đang gia tăng dọc theo các khu vực ven biển và ven sông. Xu hướng này ngày càng gia tăng thêm bởi phần lớn cơ sở hạ tầng được xây dựng của thành phố New York”.
Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng các công trình kiến trúc của thành phố, bao gồm Tòa nhà Empire State và Tòa nhà Chrysler nổi tiếng, nặng tổng cộng 1,68 nghìn tỷ lbs, gần tương đương với trọng lượng của 140 triệu con voi. Sức nặng khổng lồ này đang đẩy một mớ hỗn độn các vật liệu khác nhau xuống lòng đất của thành phố New York. Trong khi nhiều tòa nhà lớn nhất được xây dựng trên nền đá rắn, chẳng hạn như đá phiến, thì có một hỗn hợp các loại cát và đất sét khác đã được xây dựng lên trên, làm tăng thêm hiệu ứng chìm xảy ra một cách tự nhiên dọc theo phần lớn bờ biển phía đông của Hoa Kỳ khi đất phản ứng với sự tan rã của các sông băng khổng lồ sau khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng.
Tom Parsons, nhà địa vật lý tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, người đứng đầu nghiên cứu mới cho biết: “Đó không phải là điều đáng lo ngại ngay lập tức nhưng quá trình này đang diễn ra làm tăng nguy cơ ngập lụt do lũ lụt. Đất càng mềm thì các tòa nhà càng bị nén nhiều hơn. Việc xây dựng những tòa nhà lớn như vậy ở New York không phải là một sai lầm nhưng chúng ta cần lưu ý rằng mỗi khi bạn xây dựng một thứ gì đó ở đó, bạn sẽ đẩy mặt đất xuống thêm một chút”. Năm 2012, New York hứng chịu cơn bão Sandy, làm ngập các khu vực của tàu điện ngầm và gây thiệt hại trên diện rộng, bao gồm cả mất điện. Sau đó, vào năm 2021, bão Ida làm ngập lụt các khu vực của thành phố, khiến một số người chết đuối. Các nhà khoa học cho biết cả hai sự kiện đều trở nên tồi tệ hơn do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu. Parsons nói rằng: “New York và các thành phố ven biển khác phải lập kế hoạch cho việc này. Nếu các tòa nhà tiếp xúc nhiều lần với nước biển, nước biển có thể ăn mòn thép và làm mất ổn định các tòa nhà, điều mà chúng ta rõ ràng không muốn. Thêm nữa lũ lụt cũng giết người, đó có lẽ là mối quan tâm lớn nhất”.
Thảm họa thời tiết ở Ý khiến 20.000 người mất nhà cửa
Bên cạnh đó, tháng 5 vừa rồi, một phần vùng Emilia-Romagna phía bắc nước Ý đã nhận được một nửa lượng mưa trung bình hàng năm chỉ trong 36 giờ. Các con sông vỡ bờ và hàng ngàn mẫu đất nông nghiệp bị nhấn chìm. Chỉ trong vài ngày, ước tính có khoảng 20.000 người mất nhà cửa và 13 người được xác nhận đã chết. Nó là thảm họa thời tiết mới nhất tấn công nước Ý. Vào khoảng bảy tháng trước, 12 người thiệt mạng trên hòn đảo Ischia phía nam trong một trận lở đất do mưa lớn. Tháng 9 năm ngoái, 11 người khác đã thiệt mạng do lũ quét ở khu vực miền trung Marche. Trong khi tháng 7 năm ngoái, giữa đợt nắng nóng và hạn hán tồi tệ nhất ở Ý trong ít nhất bảy thập kỷ, một trận tuyết lở băng ở dãy núi Alps của Ý đã giết chết 11 người.
Nhưng trên khắp châu Âu, khi nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tăng lên, thời tiết khắc nghiệt cũng tăng theo - những năm hạn hán liên tiếp đã ảnh hưởng đến nông dân ở Tây Ban Nha và miền nam nước Pháp, trong khi năm ngoái đã có những đợt nắng nóng chưa từng có trên khắp lục địa. “Biến đổi khí hậu ở đây và chúng ta đang gánh chịu hậu quả”. Paola Pino dAstore, một chuyên gia tại Hiệp hội Địa chất Môi trường Ý (SIGEA), cho biết rằng đó không phải là một viễn cảnh xa vời nào đó, mà là một điều bình thường mới. Các chuyên gia cho biết địa lý của Ý khiến nước này đặc biệt dễ bị tổn thương trước các thảm họa khí hậu: địa chất đa dạng khiến nước này dễ bị lũ lụt và sạt lở đất, trong khi các vùng biển ấm lên nhanh chóng ở hai bên khiến nước này dễ bị tổn thương trước những cơn bão ngày càng mạnh, trong bối cảnh nhiệt độ tăng cao. Nước Ý bây giờ, và có lẽ sắp tới là phần còn lại của châu Âu, kẻ thù thảm họa thời tiết đang ở trước cổng.
Tháng 8 năm ngoái, một trạm thời tiết gần Syracuse trên đảo phía nam Sicily đã ghi nhận nhiệt độ 48,8 độ C, được cho là nhiệt độ cao nhất từng đo được ở châu Âu. Trong khi thế giới đang vật lộn để giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 1,5 độ C, thì ở Ý, nhiệt độ trung bình trong 10 năm qua đã cao hơn 2,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Coldiretti, một nhóm nông dân quốc gia, cho biết số lượng các sự kiện thời tiết khắc nghiệt được ghi nhận vào mùa hè năm ngoái, bao gồm lốc xoáy, mưa đá khổng lồ và sét đánh, cao gấp năm lần so với con số được ghi nhận cách đây một thập kỷ. Và, giống như ở nhiều nơi trên thế giới đã cảm nhận được tác động của biến đổi khí hậu, nông dân phải chịu đựng nhiều nhất: đợt hạn hán nghiêm trọng năm ngoái khiến năng suất cây trồng giảm tới 45%.
Nhóm môi trường WWF của Ý cho biết việc loại bỏ các khu rừng hút nước và thảm thực vật dọc theo bờ sông ở Emilia-Romagna đã làm trầm trọng thêm thảm họa trong tháng 5 vừa rồi. Hai mươi ba dòng sông vỡ bờ. Các chuyên gia cho rằng đó là kết quả của nhiều năm xây dựng không theo quy định và nông nghiệp quy mô công nghiệp. Bất chấp sự gia tăng của các thảm họa thời tiết khắc nghiệt, các nhà hoạch định chính sách của Ý chỉ mới bắt đầu can thiệp ở mức độ vừa phải. Bộ môi trường đã công bố Kế hoạch quốc gia đầu tiên về thích ứng với biến đổi khí hậu vào tháng 12 năm 2022 - sau gần 4 năm trì hoãn. Nhóm WWF Ý cho biết trong một tuyên bố: “Chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu vượt ra ngoài cách xử lý các trường hợp khẩn cấp và việc xem xét lại tác động của việc lập kế hoạch thông thường đang ngày càng cấp bách”. Nước Ý đang ở mức cảnh báo cao với các thảm họa do thời tiết gây ra.
Tương lai các thành phố của Ấn Độ
Trong khi đó, 7 thành phố ở Ấn Độ có thể chìm dưới nước vào cuối thế kỷ này. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) của Hoa Kỳ đã dự đoán rằng một số thành phố ven biển của Ấn Độ sẽ chìm dưới nước tới 2,7 feet vào cuối thế kỷ này. NASA đã sử dụng báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) để phân tích những thay đổi của mực nước biển trên toàn thế giới. Với thông tin từ dữ liệu này, người ta đã tiết lộ rằng 12 thành phố ven biển của Ấn Độ có thể chứng kiến nguy cơ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao.
Mangalore ở Karnataka là một thành phố như thế, có thể chìm dưới nước 1,87 feet, tùy theo sự gia tăng của mực nước hiện tại. Mangalore là cảng container lớn thứ 7 của Ấn Độ. Trong khi, Kandla của Gujarat được xây dựng vào những năm 1950 là một trong những cảng chính của bờ biển phía tây. Cảng biển và thị trấn ở quận Kutch của Gujarat có nguy cơ chìm sâu 1,87 feet dưới nước. Một cảng biển khác ở Ấn Độ, Mormugao của Goa cũng đang trên bờ vực bị nhấn chìm bởi một con số khổng lồ 2,06 feet. Thành phố cảng biển ở Mormugao tehsil của Nam Goa này có một bến cảng tự nhiên sâu. Trên thực tế, đó là cảng chính của Goa. Năm 1917, 31 khu định cư đã được tách ra khỏi vùng Salcete để hình thành Mormugao taluka. Việc thành phố cảng biển này sẽ bị chìm dưới nước đang là một trong những hậu quả để lại của biến đổi khí hậu khắp toàn cầu.
Ẩn mình 210 hải lý từ Kolkata và 260 hải lý từ Vishakapatnam, Paradip ở Odisha là cảng lớn duy nhất của bang. Thật không may, nó có thể ngập 1,93 feet dưới nước nếu biến đổi khí hậu không được coi trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống và sinh kế của những người dân sống ở đó. Còn Mumbai ở Maharashtra là “Thành phố không bao giờ ngủ”, có thể chìm 1,90 feet dưới nước ở biển Arập vào cuối thế kỷ này. Nó có thể hạ xuống gần 2 feet theo báo cáo của NASA, IPCC. Trong khi đó, Kochi ở Kerala là “Nữ hoàng của biển Arập”, là một trung tâm buôn bán gia vị quan trọng trên bờ biển phía tây của Ấn Độ từ thế kỷ 14 trở đi có thể chìm sâu 2,32 feet dưới nước do các sông băng ở Himalaya tan chảy và mực nước biển dâng cao. Đây là nguyên nhân chính gây lo ngại cho thành phố ven biển nhộn nhịp, có thể bị nhấn chìm vào cuối thế kỷ này.
Bhavnagar ở vùng Saurashtra của Gujarat được thành lập vào năm 1724 bởi Bhavsinhji Gohil. Đó là thành phố thủ phủ của Bang Bhavnagar, một bang riêng trước khi sáp nhập vào Liên minh Ấn Độ vào năm 1948. Đây là một thành phố quan trọng về thương mại có thể bị lún tới 2,70 feet trong tương lai gần do sự nóng lên toàn cầu.
Khi các thành phố của Ấn Độ có thể bị chìm hoàn toàn vào cuối thế kỷ này, cũng đồng nghĩa với việc những văn minh của con người của những khu vực này đều có thể bị xóa sổ. Và biến đổi khí hậu, thảm họa thời tiết với lũ lụt, lốc xoáy, sóng thần, nước biển dâng,… không chỉ ở các thành phố này, mà nó đang dần trở thành kẻ thù của toàn nhân loại. Cuộc đại chiến biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt khắp Trái đất này.