Cải tiến vượt bậc của công nghệ khinh khí cầu

Chủ Nhật, 12/12/2021, 15:34

Chỉ riêng trong năm 2018, ngành công nghiệp hàng không đã chiếm 2,5%tổng lượng khí thải CO2 và lượng khí thải hàng không đã tăng gấp đôi kể từ giữa thập niên 1980. Vì vậy, người ta luôn nỗ lực tìm kiếm một lựa chọn hàng không bền vững hơn.

Được sử dụng phổ biến trong hai thập niên 1920-30, nhưng khí cầu luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Ví dụ khí cầu chở khách LZ 129 Hindenburg nổi tiếng của Đức bốc cháy bắt đầu do tia lửa điện, khiến nó phát nổ khi gặp khí hydro. Giờ đây, công ty hàng không Thụy Điển OceanSky Cruises thông báo bắt đầu từ năm 2024, họ sẽ thực hiện nhiều chuyến du ngoạn đến Bắc Cực trên các khí cầu sang trọng.

Công ty tập trung vào việc giảm lượng khí thải carbon trong ngành hàng không tiết lộ rằng khí cầu sẽ được cung cấp bởi công nghệ nhẹ hơn không khí, có nghĩa là chúng sẽ sử dụng khí đốt để nổi - ngày nay, khí cầu được cung cấp năng lượng bằng khí helium không an toàn. Bản chất là nhẹ, khí cầu trôi nổi tương tự như một chiếc thuyền trong nước, cần ít năng lượng hơn so với máy bay tới 80%, tạo nên một thiết kế cực kỳ hiệu quả và bền vững.

Cải tiến vượt bậc của công nghệ khinh khí cầu -0
Hình minh họa của phi thuyền OceanSky bay qua Bắc Cực.

Trong khi máy bay nhanh hơn gấp 5 lần, khí cầu có thể bay cùng một quãng đường ở độ cao thấp hơn và ít lực cản hơn do tốc độ chậm của chúng. Lực cản tăng theo bình phương tốc độ, và bằng cách bay chậm, khí cầu bảo toàn năng lượng. Vì vậy, về cơ bản đó là vấn đề lựa chọn: bạn muốn bay nhanh hơn và góp phần gây ra khí thải hàng không, hay bay với tốc độ của một đoàn tàu được coi là lựa chọn xanh hơn?

Khí cầu cũng có động cơ nhỏ hơn so với máy bay, nghĩa là chúng cũng có ít mã lực hơn. Tuy nhiên, chúng có nhiều động cơ hơn, do đó khi sự cố động cơ xảy ra, nó không thực sự là vấn đề lớn đối với một chiếc airship. Không chỉ bay chậm mà khí cầu còn cất cánh và hạ cánh với tốc độ chậm giúp giảm đáng kể nguy cơ va chạm vì hầu hết các vụ tai nạn máy bay đều xảy ra khi cất cánh hoặc hạ cánh. Hơn nữa, không chỉ lơ lửng trên không mà chúng cũng có thể nổi trên mặt nước trong trường hợp xảy ra tai nạn. Được chế tạo bằng các lớp da và lớp chống rạn nứt, chắc chắn khí cầu chỉ cần một phần nhỏ năng lượng và tiền bạc đầu tư chế tạo.

OceanSky có kế hoạch sử dụng những đặc quyền này để làm lợi thế của mình và đang có kế hoạch cách mạng hóa ngành hàng không - mỗi chiếc khí cầu cho một tương lai bền vững. Chuyến bay đầu tiên của công ty sẽ khởi hành đến Bắc Cực. Bắt đầu từ Svalbard, chuyến bay sẽ mất thời gian đến 38 giờ nhưng khi hạ cánh nơi điểm đến cuối cùng là Bắc Cực, phi hành đoàn sẽ có được quỹ thời gian lưu trú đến 6 giờ.

Cải tiến vượt bậc của công nghệ khinh khí cầu -0
Khí cầu chở khách LZ 129 Hindenburg nổi tiếng của Đức bốc cháy bắt đầu do tia lửa điện, khiến khí cầu phát nổ khi nó gặp khí hydro.

Công ty giải thích, khí cầu của họ tương tự như chiếc du thuyền sang trọng. Phi thuyền rộng rãi với 8 cabin đôi rộng 10 mét vuông được trang bị đầy đủ tiện nghi bao gồm cửa sổ lớn nhìn ra toàn cảnh, phòng tắm riêng và tủ quần áo. Với các cửa sổ lớn ở dưới cùng của khí cầu bay ở độ cao thấp, hành khách có thể tận hưởng khung cảnh tuyệt vời trong suốt chuyến đi.

Công ty tuyên bố: “Cho đến khi chúng tôi có những chiếc máy bay điện thương mại (hy vọng) có thể tiếp tục cách mạng hóa ngành hàng không, chúng tôi có thể làm phần việc của mình trong nỗ lực giúp giảm lượng khí thải carbon góp phần gây ra biến đổi khí hậu - bằng cách chọn những phương án thân thiện với môi trường như khí cầu với cái giá nhỏ là hy sinh một số thời gian bay”.

Duy Minh (Tổng hợp)
.
.