Samsung tụt lại trong sự bùng nổ của AI?

Thứ Tư, 12/06/2024, 15:16

Trong sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Nvidia - nhà bán dẫn khổng lồ có trụ sở tại Santa Clara (Mỹ) đang ngày càng thành công, trong khi ở bên kia lục địa, hãng sản xuất chip lớn nhất Hàn Quốc là Samsung Electronics đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Cổ phiếu của Nvidia hiện tăng hơn ba lần so với thời điểm một năm trước và vốn hóa thị trường của công ty đã tăng vọt lên 3 nghìn tỷ USD, đưa Nvidia trở thành công ty có giá trị thứ hai thế giới và doanh thu của tăng 262% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, ở bên kia thế giới, nhà sản xuất chip Hàn Quốc Samsung Electronics đang hết sức khó khăn: Cổ phiếu bị kẹt ở mức 70.000 won (51 USD) hoặc thấp hơn trong ba năm, ngoại trừ những đợt tăng đột biến chỉ kéo dài trong vài ngày, trong khi khoản lỗ năm ngoái vượt quá 10 tỷ USD đã chuyển sang mức lợi nhuận tương đối khiêm tốn là 1,3 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm nay.

Samsung tụt lại trong sự bùng nổ của AI? -0
Trụ sở Nvidia rộng 500.000 m2 ở Santa Clara, Mỹ

 Công ty của Hàn Quốc có trụ sở tại Suwon, Gyoggi đã phải thay thế một giám đốc điều hành phụ trách bán dẫn vào đầu tháng này, động thái được nhiều người coi là hành động sa thải vì hoạt động kém hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động kém của Samsung là do họ không duy trì được ưu thế công nghệ trong các chip tiên tiến, cho dù đó là bộ xử lý hay chip nhớ giống như hàng hóa thông thường.

Những con chip hiệu suất cao đó, được xếp trong các máy chủ tại các trung tâm dữ liệu, chịu trách nhiệm đào tạo và tăng tốc khối lượng công việc của các loại mô hình ngôn ngữ và hệ thống AI khác nhau như dòng GPT của OpenAI. Cũng ở Hàn Quốc, đối thủ SK hynix lại đang nổi bật, với giá cổ phiếu gắn liền với sự nổi lên của Nividia với tư cách là một trong những nhà cung cấp chính cho công ty Mỹ.

Nvidia và Samsung Electronics đều kinh doanh chip, nhưng các sản phẩm chính của hai công ty lại khác nhau, điều dẫn đến sự khác biệt về thu nhập của họ. Phần lớn doanh thu của Nvidia đến từ các bộ xử lý đồ họa (GPU) hoặc bộ xử lý được thiết kế riêng cho các trung tâm dữ liệu như A100 và H100. Lợi thế của việc bán bộ xử lý là loại sản phẩm ít nhạy cảm hơn với những thăng trầm theo chu kỳ so với các chip bộ nhớ như bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) và  flash NAND, vốn là những sản phẩm chính của Samsung. Năm ngoái đã chứng kiến đợt suy thoái nghiêm trọng theo chu kỳ, khiến Samsung và SK hynix chuyên về bộ nhớ phải chịu khoản lỗ vận hành lên tới hàng tỷ USD.

Samsung cũng có những vấn đề riêng trong việc thúc đẩy quy trình sản xuất chất bán dẫn và tỷ lệ lợi nhuận. Trong lĩnh vực chip nhớ, gã khổng lồ Hàn Quốc này từng là người đi đầu không phải bàn cãi, nhưng xu hướng bắt đầu thay đổi vào đầu những năm 2020 khi họ áp dụng thiết bị in thạch bản chip thế hệ tiếp theo được gọi là cực tím (EUV). Sản xuất chip bằng máy EUV đòi hỏi mức độ phức tạp hơn nhiều, nhưng công ty Hàn Quốc đã gặp khó khăn trong việc đáp ứng mốc thời gian trong lộ trình cho chip do EUV sản xuất.

Ví dụ: Samsung Electronics vẫn chưa sản xuất hàng loạt chip HBM nào bằng quy trình sản xuất thế hệ thứ 5, nhưng SK hynix và Micron thì có. Trong các lĩnh vực phi bộ nhớ, Samsung đang mất dần vị thế trước TSMC. Trong phân khúc sản xuất chip, các khách hàng lớn như Apple, Nvidia và Qualcomm đã chọn TSMC thay vì Samsung vì nhà sản xuất này nổi tiếng với năng suất cao cho những con chip mà họ sản xuất, một thước đo chất lượng quan trọng trong kinh doanh.

Việc hiểu sai xu hướng đã khiến Samsung Electronics đánh mất vị trí dẫn đầu trong cuộc chiến nảy lửa về HBM, loại chip DRAM cao cấp được coi là thiết yếu cho bộ xử lý AI.

Trong khi SK hynix, sau khi phát triển chip HBM đầu tiên trên thế giới vào năm 2013, đã kiên trì dành nguồn lực cho công nghệ mới, thì Samsung Electronics đã bỏ nhóm nghiên cứu HBM vào khoảng năm 2018 sau khi kết luận rằng thị trường ngách của họ không có nhiều tiềm năng. Greg Roh, Giám đốc điều hành của Hyundai Motor Securities nói: “Lý do đằng sau cuộc đua của Samsung trong lĩnh vực chip HBM giờ đây có thể được thu hẹp lại ở các nhà lãnh đạo và nhân lực của họ... Khi lẽ ra họ nên tập trung nhiều hơn vào HBM, thì họ lại giải tán nhóm và các nhà nghiên cứu có giá trị của nhóm đã rời đi sang các công ty khác”. Mặt khác, SK hynix vẫn duy trì mức cổ phần cao, điều đã giúp công ty giành được thỏa thuận HBM sớm với AMD trước hợp đồng cung cấp lớn với Nvidia.

Theo một nguồn tin, có vẻ như sau thế hệ thứ 6 của DRAM hoặc quy trình 1c (11 đến 12 nanomet), Samsung Electronics sẽ có cơ hội giành lại vị trí dẫn đầu trong HBM. Khi hiệu suất DRAM được cải thiện và sản phẩm HBM, một gói gồm các DRAM này, có thể đạt được hiệu suất tốt hơn so với các sản phẩm của đối thủ ở cùng mức giá, thì Samsung Electronics sẽ có cơ hội.

Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc đang tăng cường nỗ lực để giành lại vị trí dẫn đầu  trong cuộc đua chip nhớ. Họ đang đặt cược rất nhiều vào những gì họ mong đợi sẽ là "giải độc đắc" tiếp theo trong trò chơi AI, quyết tâm không lặp lại những gì đã xảy ra với HBM. Một trong số điều đó nằm ở công nghệ được gọi là Computing Express Link (CXL), đây là giao diện kết nối các bộ xử lý như GPU với DRAM để xử lý dữ liệu nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.

Theo tiết lộ điện tử của công ty vào năm ngoái, khoảng 10 chuyên gia từ các công ty công nghệ toàn cầu như Google, Apple, Meta và AMD gần đây đã gia nhập Samsung Electronics với tư cách giám đốc điều hành. Công ty cũng đã chi 48,4 nghìn tỷ won cho hoạt động kinh doanh chip của mình vào năm ngoái, tăng so với 47,9 nghìn tỷ won của năm trước đó, mặc dù phải chịu một trong những đợt suy thoái theo chu kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử.

Ngọc Hà
.
.