Giải Nobel liệu có thiên vị?
- Hai chủ nhân mới của giải Nobel văn học năm 2018 và 2019
- Nobel Văn học – Nhìn từ hai giải 2018 và 2019
- Nobel hóa học 2019 tôn vinh các công trình phát triển pin lithium-ion
Ngoài sự thiên vị phương Tây, mỗi sự bình chọn giải thưởng của các tổ chức khác nhau lại có những sự ưa chuộng khác nhau và trên thực tế, trong thế giới các nhà khoa học không hoàn toàn thuần thúy.
Đầu tiên, theo các thông tin phát trên các trang web chính thức của giải Nobel người ta phát hiện từ năm 1901 đến năm 2017 có 593 nhà khoa học nhận được giải Nobel (Sinh học, Y học, Vật lý và Hóa học) thì chỉ có 18 nhà khoa học nữ, chiếm khoảng 3%.
Lễ công bố giải Nobel. |
Thứ hai là theo một nhà sử gia người Mỹ Robert Mark Friedman, ông đã tốn thời gian 20 năm để nghiên cứu giải Nobel, trong cuốn sách "Quyền mưu" ông nói rằng giải Nobel chỉ ưa chuộng các nhà khoa học thực nghiệm mà không ưa chuộng những nhà khoa học lý thuyết, một sự ưa chuộng có lúc đủ để ảnh hưởng đến cục diện chung.
Lời nói của ông Robert Mark không phải không có căn cứ. Ví dụ, nhà Vật lý học nổi tiếng Albert Einstein gần như suýt bỏ lỡ giải Nobel. Từ khi ông Albert Einstein nổi tiếng ông được nhiều quốc gia ủng hộ và thường được đưa vào danh sách đề cử nhưng nhiều thành viên hội đồng giải Nobel không chấp nhận công việc của ông là nhà Vật lý học, bởi vì lý thuyết của ông không phải từ các kết quả thí nghiệm mà ra.
Mặc dù không được nhận giải Nobel nhưng sự nổi tiếng của Einstein còn cao hơn giải Nobel. Khi ủy ban Nobel đang đối mặt với vấn đề khó về Einstein thì cuối cùng một thành viên mới của ủy ban vật lý là Orson đã giải quyết khéo vấn đề này, ông đã cho đề cử định luật hiệu ứng quang điện của Einstein (quy luật thực nghiệm) vào giải thưởng và cuối cùng được bảo lưu và ông Einstein được nhận giải Nobel Vật lý năm 1921.
Giải thưởng Nobel Văn học có khuynh hướng "châu Âu hóa" vì không những người châu Âu giành được nhiều mà từ phương diện ngôn ngữ viết của những nhà văn giành được giải mà nói thì chủ nghĩa trung tâm châu Âu càng rõ ràng hơn: Tính đến năm 2017 có 113 nhà văn đoạt giải Nobel văn học thì châu Âu có tới 82 người chiếm 72,5%; còn tính về nhà văn đoạt giải sử dụng ngôn ngữ châu Âu thì có tới 103 người chiếm 91%; các nhà văn đoạt giải sử dụng ngôn ngữ châu Á và ngôn ngữ khác chỉ có 10 người, chiếm 9%.
Tuổi bình quân của người đoạt giải là 65 tuổi, người trẻ nhất đoạt được giải ở tuổi 42 là nhà văn Anh Rudyard Kipling, người cao tuổi nhất là nhà văn Doris Lessing đoạt giải ở tuổi 88.
Từ góc độ giới tính mà nói chỉ có 14 người là phụ nữ đoạt được giải chiếm 12%, gần đây nhất năm 2015 một người phụ nữ đoạt được giải là nữ nhà văn Svetlana Alexievich người Belarus.
Ngoài ra, còn có một quy tắc bất thành văn là giải Nobel văn học không thích các nhà văn có tác phẩm bán chạy. Chính người tiền nhiệm Ace Puma của Viện hàn lâm Thụy Điển đã nói thẳng ra rằng "Các nhà văn có tác phẩm bán chạy sẽ không bao giờ nhận được giải Nobel văn học. Nhà văn hay với nhà văn nổi tiếng là hai việc khác nhau. Chẳng hạn như trường hợp S.Buck, cuốn tiểu thuyết của bà sau khi được giải làm chúng tôi mất mặt".
Haruki Murakami, nhà văn nổi tiếng Nhật Bản là một ví dụ nổi bật cho vấn đề này, ông bị mọi người phong cho là "ngàn năm theo đuổi" tuy rằng những năm gần đây các tác phẩm của ông được đông đảo mọi người hoan nghênh và ông liên tục đứng trong danh sách đề cử nhận giải nhưng cuối cùng ông vẫn chưa có duyên với Nobel.