Bài toán mở rộng của NATO từ câu chuyện Ukraine
Tháng 9/1996, NATO công bố “Báo cáo nghiên cứu kế hoạch mở rộng về phía Đông”. Thứ nhất, NATO mở rộng về phía Đông đại diện cho lợi ích chính trị quan trọng của Mỹ, là thành quả của việc củng cố và mở rộng Chiến tranh lạnh của Mỹ, thúc đẩy “giá trị dân chủ” của Mỹ, bảo vệ những yêu cầu về trật tự thế giới mà Mỹ lãnh đạo.
Mỹ cho rằng NATO không chỉ cần phải mở rộng, mà còn cần phát triển thành một cộng đồng Đại Tây Dương do Mỹ lãnh đạo. Thứ hai, việc NATO mở rộng về phía Đông đại diện cho nhận thức chung của hai bên Mỹ - Âu.
Chiến tranh lạnh tuy đã kết thúc, nhưng châu Âu vẫn mang lợi ích an ninh và kinh tế vô cùng quan trọng đối với Mỹ, Mỹ vừa cần thông qua NATO để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình ở châu Âu, vừa cần thông qua NATO để kiểm soát châu Âu, bảo đảm địa vị chủ đạo về an ninh của mình đối với châu Âu.
Mặt khác, châu Âu cho đến nay vẫn chưa có đủ năng lực và cơ chế trong việc độc lập xử lý các vấn đề an ninh của bản thân mình, an ninh châu Âu vẫn không thể tách khỏi sự tham gia của Mỹ. Anh, Pháp và các nước châu Âu khác cũng hy vọng thông qua việc mở rộng NATO để kiềm chế những bước tiến hướng về Trung - Đông Âu của Đức.
Thứ ba, NATO mở rộng về hướng Đông chính là sự đáp lại những thỉnh cầu của các nước Trung - Đông Âu. Các nước Trung - Đông Âu sở dĩ coi gia nhập NATO là mục tiêu sau khi Hiệp ước Vacsava hủy bỏ, một là có thể từ mặt cơ chế tìm kiếm một sự đảm bảo đối với an ninh quốc gia; hai là có thể từ cơ chế tổ chức đạt được sự bảo đảm về việc không sa lầy vào thảm họa chiến tranh; ba là các nước Trung - Đông Âu gia nhập NATO là vì muốn có được tư cách nước thành viên của đại gia đình tự do phương Tây. Cuối cùng, NATO mở rộng về phía Đông để kiềm chế Nga.
Nhưng việc không ngừng mở rộng của NATO đương nhiên dẫn đến mâu thuẫn nội bộ gia tăng, khả năng kiểm soát yếu đi, dẫn đến năng lực quân sự và sự gắn kết chính trị bị suy giảm. Mỹ với các nước thành viên cũ châu Âu vốn đã bất đồng, không ngừng xung đột; các nước thành viên mới có khả năng đem theo cả mối bất hòa về biên giới và dân tộc tồn tại lâu nay giữa đôi bên vào NATO; giữa các nước ứng viên tiềm năng như Bosnia, Herzegovina cũng tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, những điều này đều ảnh hưởng đến tính thống nhất trong quyết sách của NATO.
Máy bay phản lực RAF Typhoon tham gia cuộc tuần tra của NATO trên không phận các nước Baltic. |
Thứ hai, nhìn từ góc độ quân sự, những vòng mở rộng trước đã khiến NATO vác trên mình gánh nặng về lực lượng quân sự hạng hai của Trung - Đông Âu. Phải dùng quân đội ngày càng ít để bảo vệ lãnh thổ ngày càng rộng. Các thành viên mới Trung - Đông Âu chí ít cũng phải mất thời gian bằng một đời người để có thể kề vai sát cánh NATO về quân sự.
Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ ông Fred Iker cho rằng: “NATO chủ trương kết nạp những thành viên mới ở phía Đông chẳng qua là ý đồ tăng cường quân sự cho NATO, họ dường như không cân nhắc là “những giọt máu vừa truyền vào phải chăng có mang theo mầm bệnh, khiến cơ thể vốn khỏe mạnh lại mang bệnh trầm kha”.
Kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine, hành động quân sự của NATO dẫn đến mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế, NATO với Nga từ đối tác trở thành đối thủ. Mỹ cho rằng “chỉ có NATO mới có thể đối phó được với thách thức an ninh mà châu Âu phải đối mặt”, chủ trương xây dựng khuôn khổ an ninh châu Âu lấy “NATO mới” làm trung tâm.
Nga thì cố gắng xây dựng một cơ chế an ninh châu Âu hòa nhập NATO vào Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), do Nga đứng đầu, lấy OSCE làm trung tâm, khiến tất cả các nước châu Âu đều có quyền lợi và cơ hội gia nhập tiến trình bảo đảm an ninh châu Âu.
Cuối cùng là lấy NATO hay lấy OSCE làm trung tâm, về bản chất phản ánh sự đấu tranh kịch liệt Nga-Mỹ trong việc tranh giành quyền chủ đạo trong hệ thống an ninh châu Âu trong tương lai.
Những năm gần đây “tình trạng báo động” về quân sự giữa Nga và NATO ngày một tăng, đem đến bóng đen dày đặc bao trùm an ninh châu Âu đặc biệt là khu vực Đông Âu. Đối tượng mở rộng về phía Đông của NATO không bao gồm Nga, nhưng quá trình mở rộng này không tránh khỏi động chạm Nga.
Nga luôn cho rằng “không có Nga, đặc biệt là nếu phản đối Nga, ở châu Âu, sẽ không có an ninh. An ninh của các nước Đông Âu phải do cả Nga lẫn NATO cùng đảm bảo”.
Sau khi nổ ra khủng hoảng Ukraine, Nga càng lên án mạnh mẽ “NATO mở rộng về phía Đông còn nguy hiểm hơn cả chủ nghĩa khủng bố”, chỉ bảo đảm an ninh cho các nước thành viên, nhưng lại không quan tâm đến an ninh của các nước khác.
Được coi là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, học giả Mỹ, ông John Mearsheimer chỉ ra rằng căn nguyên của cuộc khủng hoảng Ukraine là việc NATO mở rộng về phía Đông.
“Ba gói chính sách của phương Tây (NATO mở rộng về phía Đông, EU mở rộng về phía Đông, thúc đẩy dân chủ) sẽ càng đổ thêm dầu vào lửa. Kết quả là, kích động nghiêm trọng cuộc khủng hoảng Ukraine. NATO mở rộng về phía Đông không phải là nước cờ tốt, điều này không chỉ làm dấy lên sự bất mãn mạnh mẽ của Nga, mà còn có thể dẫn đến xung đột quân sự tại châu Âu.