Kinh tế Iran khởi sắc sau thỏa thuận hạt nhân
- Nga, Mỹ “xích lại gần nhau” sau thỏa thuận hạt nhân Iran?
- Hậu thỏa thuận hạt nhân Iran: Lại hình thành một trật tự bất ổn?
- Thỏa thuận hạt nhân Iran gặp trở ngại tại Quốc hội Mỹ
- Mỹ cân bằng quan hệ với đồng minh sau thỏa thuận hạt nhân Iran
- Mỹ - Iran: Bí mật chính sách ngoại giao văn hóa
- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran
- Thỏa thuận hạt nhân Iran và con đường chông gai phía trước
Do đó, không có gì bất ngờ khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết đã mở đường cho việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt và giúp nền kinh tế năng động của Iran phát triển.
So với các quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt khi phải đối mặt với thiệt hại do chiến tranh và các lệnh trừng phạt, Iran hoàn thành các biện pháp phát triển con người khá tốt - tuổi thọ trung bình tăng từ 54 năm 1980 đến 74 năm 2012; và theo LHQ, chỉ số phát triển con người (HDI) được cải thiện 67% trong thập niên qua.
Bất chấp lệnh trừng phạt, Iran vẫn được xếp hạng trong số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong thập niên đầu tiên thế kỷ XXI, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm dao động từ 5% đến 7%. Một loạt những lệnh trừng phạt mới vào năm 2010 đã gây khốn đốn cho Iran, song kinh tế nước này vẫn đứng vững.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Iran sẽ tăng trưởng 2% năm 2015 - một cú đảo ngược ấn tượng từ sự suy giảm 5% xảy ra năm 2012! Iran được đánh giá là tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực kỹ thuật cao và đầu tư vào nghiên cứu khoa học nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khu vực Trung Đông.
Một cửa hàng máy tính ở Tehran. |
Iran cũng có những khối trường đại học kỹ thuật được đánh giá cao trên thế giới, bao gồm Đại học Công nghệ Sharif - tương đương với MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) của Mỹ. Iran cũng nằm trong số những quốc gia hàng đầu thế giới về những bộ môn khoa học đột phá như là nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ nano.
Iran cũng phát triển đáng kể các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như là: chế tạo máy, công nghiệp thép, hóa dầu và công nghệ y khoa. Nếu như Tổng thống Hassan Rouhani tuân thủ thỏa thuận hạt nhân và thực hiện đầy đủ các chính sách kinh tế mới, Iran có thể chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới trong thế kỷ XXI.
Bà Azizieh Habibi, 46 tuổi, phát biểu: "Tôi thấy rất hạnh phúc. Con cái tôi sẽ có tương lai tốt hơn khi mà không còn bị đe dọa bởi những lệnh trừng phạt nữa. Thậm chí, chúng còn có thể sang Mỹ du học".
Ali Hosseini, 29 tuổi, chủ một cửa hàng điện máy ở Tehran, đã xem trên tivi những bài diễn văn của lãnh đạo 2 nước Mỹ - Iran: "Tôi thấy rất hãnh diện vì đất nước tôi đã giải quyết được vấn đề then chốt thông qua đối thoại chứ không phải chiến tranh".
Sau nhiều năm dài bị trừng phạt, nền kinh tế Iran lao đao và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Chính sự hứa hẹn sẽ vận động, đàm phán để dỡ bỏ lệnh trừng phạt đã đưa Hassan Rouhani đi đến chiến thắng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2013. Sau khi thỏa thuận hạt nhân đạt được với nhóm P5+1, Iran sẽ được nới lỏng trừng phạt và có cơ hội tiếp cận với khối tài sản trị giá hơn 100 tỉ USD bị đóng băng ở hải ngoại. Ngay trước khi thỏa thuận chính thức được công bố, giá trị đồng rial của Iran bắt đầu tăng so với đồng USD - một dấu hiệu lạc quan cho nền kinh tế được cải thiện.
Pouya Alizadeh, chủ một cửa hiệu ở phía bắc thủ đô Tehran, nêu rõ: "Điều quan trọng nhất đối với tôi là thỏa thuận hạt nhân giúp công cuộc kinh doanh được phát đạt hơn và giao dịch thương mại với thế giới sẽ được mở rộng cửa".
Thỏa thuận hạt nhân mở đường cho Iran tăng cường xuất khẩu dầu mỏ. |
Việc nới lỏng cấm vận cũng mở đường cho Iran tăng cường xuất khẩu dầu mỏ. Theo giới chuyên gia phân tích, Iran có thể gia tăng xuất khẩu dầu mỏ đến 60% trong năm nay. Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên Pakistan Shahid Khaqan phấn khởi tuyên bố thảo thuận hạt nhân cho phép Islamabad tiếp tục hoàn thành dự án đường ống dẫn khí đốt (IP) trị giá 7,5 tỉ USD còn dang dở giữa Iran với nước này. Tehran đã xây dựng xong một phần trong hệ thống đường ống dài 1.800km kết nối với thành phố Nawabshah, gần thủ đô kinh tế Karachi của Pakistan.
Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga cũng quan tâm ủng hộ đường ống IP. Hiện nay, Iran đã hoàn tất 900km đường ống và hy vọng sắp tới chính quyền Islamabad sẽ tiếp tục xây dựng 700km còn lại tên vùng lãnh thổ nước này. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng khu công nghiệp luyện nhôm trị giá 3 tỉ USD tại Iran.
Một số tập đoàn lớn của Ấn Độ - như Larsen & Toubro, Tata Power và Adani Enterprises - đang chuẩn bị phương án đầu tư vào các lĩnh vực dầu khí, điện và cảng biển ở Iran trong tương lai. Các tập đoàn lớn khác của Mỹ và châu Âu - Peugeot (Pháp), General Motors và Ford (Mỹ) - cũng không bỏ qua cơ hội đầu tư vào Iran. Kể cả ông lớn hàng không Airbus cũng không nằm ngoài cuộc.