Nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo công khai ca ngợi Việt Minh trên báo Sài Gòn
Đại tá tình báo, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Thảo (1922 - 1965) được coi là một trong những nhà tình báo xuất sắc nhất của cách mạng, người đã "leo cao, chui sâu" trong hàng ngũ của chế độ Sài Gòn từ thời Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Khánh.
Vì vậy, đồng chí Trần Bạch Đằng, người nhiều năm phụ trách Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, cũng là người đã xây dựng rất thành công nhân vật Nguyễn Thành Luân trong tiểu thuyết “Ván bài lật ngửa” (được chuyển thể thành bộ phim cùng tên) từ hình ảnh nguyên mẫu của nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo, đã nhận xét: "Các nhà tình báo thông thường có nhiệm vụ giấu mình, thu thập, khai thác tin tức chuyển về trung tâm. Riêng Phạm Ngọc Thảo đi thẳng vào hàng ngũ kẻ thù, tung hoành hoạt động vì Tổ quốc cho tới tận lúc hy sinh, trường kỳ mai phục và độc lập tác chiến. Anh là người tình báo đặc biệt có một không hai". Còn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: "Anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta".
Đánh giá về những nét đặc biệt trong hoạt động tình báo của Phạm Ngọc Thảo có rất nhiều khía cạnh. Bài viết này chỉ xin đề cập một góc rất nhỏ mà cũng hết sức thú vị trong hoạt động của ông, đó là việc công khai ca ngợi kháng chiến chống Pháp của Việt Minh trên báo chí, tức là công khai ca ngợi sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc, giành độc lập cho nước nhà.
Nguyên là từ năm 1955, lợi dụng chiêu bài "hồi chánh" - một cách lôi kéo những người kháng chiến từ bỏ hàng ngũ của mình để tham gia chế độ Sài Gòn của Ngô Đình Diệm, Phạm Ngọc Thảo với thân phận là con nhà đại tư sản, đại địa chủ, tín đồ Công giáo, lại có quan hệ khá mật thiết với Tổng giám mục Ngô Đình Thục, đã được cấp trên chỉ đạo tìm cách thâm nhập hàng ngũ lãnh đạo của chính quyền họ Ngô. Bắt đầu làm việc tại Ngân hàng Quốc gia Sài Gòn, rồi tạo được mối quan hệ với Viện Hối đoái Sài Gòn (do Huỳnh Văn Lang, bấy giờ đang là Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt của đảng Cần Lao, làm Giám đốc), Phạm Ngọc Thảo dần tiếp cận với các hoạt động của Đảng.
Tháng 5/1956, ông được cử đi học khóa huấn luyện tại trung tâm Nhân vị tại Vĩnh Long, đến tháng 10/1956, ông gia nhập đảng Cần Lao. Công khai thừa nhận mình là người từng tham gia chỉ huy trong kháng chiến chống Pháp (ông chỉ giữ bí mật thân phận mình là đảng viên Cộng sản), ông được phân công phụ trách tổ quân sự, giữ nhiệm vụ nghiên cứu về chiến lược và chiến thuật quân sự, và huấn luyện quân sự cho các đảng viên Cần Lao. Trong thời gian này, ông cùng với Huỳnh Văn Lang xúc tiến thành lập tờ Bách khoa, một bán nguyệt san về chính trị, văn hóa của nhóm trí thức Cần Lao. Bách khoa phát hành số 1 vào ngày 1/1/1957.
Trên tờ bán nguyệt san này, ông vừa là sáng lập viên, vừa là người tham gia tổ chức, điều hành vừa là cây bút chủ lực trong thời gian đầu. Chỉ riêng trong năm đầu tiên, ông đã viết hàng chục bài.
Một trong các bài báo của ông Phạm Ngọc Thảo đăng trên nguyệt san Bách Khoa. Ảnh: Tư liệu. |
Trong các bài viết, Phạm Ngọc Thảo thể hiện rõ quan điểm của mình là phải yêu nước, thương dân. Ông đề cập nhiều vấn đề chiến lược, chiến thuật trong cầm quân, chỉ huy chiến sĩ cũng như phân tích và cả góp ý đối với binh pháp của Tôn Tử.
Những bài viết có tính cách mạng cao và thấm đẫm tính nhân văn của Phạm Ngọc Thảo được độc giả và giới trí thức rất hoan nghênh. Học giả Nguyễn Hiến Lê đã nhận xét trong Hồi ký của mình: "Ông Phạm Ngọc Thảo viết một số bài về quân sự, ý kiến xác đáng, tỏ ra có kinh nghiệm và biết suy nghĩ". Anh em họ Ngô, nhất là cố vấn Ngô Đình Nhu, đã nghiên cứu kỹ những bài viết của Phạm Ngọc Thảo và thấy: mang giọng điệu hơi hướng Cộng sản, nhưng nhận xét góp ý thì trung thực chân thành, sâu sắc, khách quan và không hề bợ đỡ chế độ mới.
Đặc biệt, qua những bài viết của mình, dưới danh nghĩa là "kinh nghiệm của một quân nhân" như trong tiêu đề của một số bài báo, Phạm Ngọc Thảo đã công khai ca ngợi Việt Minh, ca ngợi lực lượng kháng chiến. Đây có thể coi là điều "tối kị" trong hoàn cảnh chế độ Diệm thi hành chính sách "tố Cộng diệt Cộng" triệt để, trả thù đẫm máu những người kháng chiến. Điều đó cho thấy sự khảng khái, dũng cảm và cũng hết sức khéo léo của Phạm Ngọc Thảo. Chính quyền dù hiểu rõ ý đồ của tác giả nhưng không thể bắt bẻ hay trừng phạt được, bởi ông không có chữ nào nói đến Việt Minh hay Cộng sản, ông chỉ nêu kinh nghiệm của mình, mà ai cũng hiểu đó là kinh nghiệm của Việt Minh, của kháng chiến, dĩ nhiên là của Cộng sản.
Cũng ngầm đề cao quân đội Việt Minh, Phạm Ngọc Thảo đề cao tinh thần một chỉ huy quân đội kháng chiến qua một ví dụ cụ thể, trong bài “Đánh giặc mà không giết người” (31/1/1957). Ông viết: "Tôi nhớ lại có một lần được nghe một quân nhân Việt
Người Việt
Nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo trong thời gian làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre). Ảnh: Tư liệu. |
Trong bài “Một số ý kiến về vấn đề lãnh đạo tinh thần một đơn vị quân đội” (1/3/1957), ông kể lại một tình huống: "Tôi nhớ có một lần trong một trận phục kích, lúc địch đã đến gần mà một anh tiểu đội trưởng trung liên lại lên đạn có tiếng động. Địch quá gần không cách nào nói gì cả. Tức quá vì sợ mất thời cơ nổ súng, tôi gõ trên đầu anh ấy một cái thật mạnh. Lúc xong trận, về đồn trại kiểm thảo, tôi bị cấp trên phê phán là thiếu tư cách chỉ huy, nhưng tất cả anh em binh sĩ đều phản đối. Họ phản đối vì họ hiểu rằng tôi chẳng có ý nghĩ gì khinh miệt đội viên. Khi họ đã thông cảm rồi thì họ không cố chấp về hình thức gì đâu. Họ là người rất chất phác và rất giàu tình cảm. Thành thật thương họ, họ sẽ thành thật thương lại mình. Đã thương nhau thì sẽ hiểu nhau". Câu chuyện thoạt nghe tưởng như phê phán thái độ "hồ đồ" của người chỉ huy quân kháng chiến nhưng kỳ thực lại ca ngợi tác phong quần chúng, thái độ tôn trọng chiến sĩ của các chỉ huy. Điều này cũng hoàn toàn khác với sự cách biệt giữa sĩ quan và binh lính trong quân đội chế độ Sài Gòn.
Trong bài “Vấn đề kinh tế tự túc trong quân đội” (15/3/1957), Phạm Ngọc Thảo nêu cách thức tự túc của một tiểu đoàn, vừa làm ruộng vừa làm rẫy, vừa bắt cá vừa nuôi cá. Sau mỗi năm, tiền tích lũy được dùng để trang trải các chi phí của đơn vị, phần chia đều cho chiến sĩ, phần giúp thương bệnh binh, phần phục vụ nhu cầu giải trí, phần giúp đỡ gia đình chiến sĩ…
Phạm Ngọc Thảo kết luận: "Cuối một năm sản xuất, tiểu đoàn tổng kết thấy lúa gạo thu được đã giải quyết phân nửa nhu cầu. Mắm còn dư lại bán ra mua được cho mỗi binh sĩ một bộ quân phục bằng vải tốt... Anh chỉ huy có học lực cao lại biết kính nể anh đội viên cầm cày, cầm phảng giỏi. Anh nông dân lại hiểu sự ích lợi của óc tổ chức, sắp xếp, cai quản khoa học của người trí thức". Người đọc không cần nghĩ ngợi nhiều cũng hiểu được tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật, thái độ tích cực đối với lao động, sự chan hòa giữa chỉ huy và chiến sĩ… Đó là điều mà ở quân đội Sài Gòn, với những người "đánh thuê" (được trả lương cao, được trang bị tốt nhưng bị bắt buộc cầm súng chống lại đồng bào mình…) thì không thể có được.
Phạm Ngọc Thảo cũng gián tiếp phê phán quân đội Sài Gòn mang tiếng là đi "bình định", tức là đi "tiễu trừ phản nghịch" nhưng thực chất là đi giết hại, cướp bóc của dân. Trong bài “Quân đội đi bình định đem lại bình an hay oán hận” (1/9/1957), ông nêu tình trạng quân đội lợi dụng việc đi "tảo thanh bọn lưu manh phiến loạn phá rối an ninh trong xóm làng" để cướp bóc tài sản của dân, hãm hiếp phụ nữ, trả thù cá nhân, lạm sát nhân dân…
Qua một số bài viết, bằng cách nêu kinh nghiệm của một quân nhân, thực ra là của một chỉ huy quân kháng chiến trong chống Pháp, Phạm Ngọc Thảo đã hết sức khéo léo không chỉ giúp bài viết lọt qua được sự kiểm duyệt mà còn bộc lộ con người dũng cảm, mưu lược để dần lọt vào "mắt xanh" của gia đình họ Ngô, từ đó được giao nắm những trọng trách trong guồng máy của chế độ để có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của mình. Một trong những thành công lớn nhất của Phạm Ngọc Thảo là giúp đỡ lực lượng cách mạng ở Bến Tre (ngày trước có tên là Kiến Hòa) phát triển trong thời gian ông làm tỉnh trưởng ở đây (1961 - 1962).
Vì vậy, có thể nói, giống như nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, với Phạm Ngọc Thảo, hoạt động báo chí tưởng như là một hoạt động bình thường nhưng qua đó làm bình phong để hoạt động tình báo