Những người lính Đức trở thành anh hùng Liên Xô
- Tổng thống Putin tưởng nhớ anh hùng Liên Xô hi sinh trong trận chiến Stalingrad 1
- Nga kỷ niệm 75 năm danh hiệu "Anh hùng Liên Xô"
Một người lính trở thành anh hùng
Fritz Schmenkel không phải là người lính Đức duy nhất rời khỏi hàng ngũ của Wehrmacht (tên thống nhất của các lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã) và đào thoát sang phía Liên Xô, nhưng chỉ có Schmenkel được trao giải thưởng cao nhất của Liên Xô.
Các nhà khoa học Liên Xô đã làm việc chăm chỉ cho dự án nguyên tử cuối những năm 1940. |
Hầu hết những người lính Đức đào tẩu về phía Liên Xô không được Liên Xô cho phép tham gia chiến đấu và bị giữ ở cách xa tiền tuyến. Nhưng Fritz Schmenkel thì khác. Fritz Schmenkel là người đào ngũ nổi tiếng nhất của Đức và chiến đấu chống lại Đức Quốc xã. Trong nhiều năm, ông đã chiến đấu bên cạnh những người Liên Xô chống lại quân đội Đức. Fritz Schmenkel đã tổ chức và tham gia vào hàng chục trận đánh chống lại quân Đức, và 20 năm sau khi ông qua đời, công lao của ông đã được ca ngợi.
Fritz Schmenkel luôn khinh bỉ và ghét chủ nghĩa phát xít, nhất là khi Đức Quốc xã đã giết cha mình trong một cuộc biểu tình phản đối chiến tranh vào năm 1923. Fritz Schmenkel đã gia nhập Liên đoàn Cộng sản trẻ của Đức và không bao giờ muốn tham gia vào cuộc chiến tranh, nhưng vẫn thấy mình bị giám sát liên tục bởi Gestapo (tên gọi tắt của Geheime Staatspolizei, là lực lượng cảnh sát bí mật của tổ chức SS do Đức Quốc xã lập ra).
Năm 1938, Fritz Schmenkel được huy động vào quân đội Đức, nhưng ông không tham gia nên đã bị kết án tù, vì Schmenkel đã rất tích cực kêu gọi chống chiến tranh và trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Vào tháng 10 - 1941, Schmenkel được thả ra và được gửi đến Mặt trận phía Đông để cải tạo giáo dục.
Tại đó, Schmenkel quyết định đào ngũ, trốn trong các ngôi làng địa phương và cố gắng đến các đơn vị của Hồng quân Liên Xô.
Do không nói được tiếng Nga, nhưng Schmenkel đã khôn khéo sử dụng kết hợp ba từ ngữ Lenin (là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười thành lập nước Nga Xôviết), Stalin (Iosif Vissarionovich Stalin là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xôviết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953), Thalmann (Ernst Thalmann là nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản của nước Đức trong thời kỳ Cộng hòa Weimar, ông bị Gestapo bắt giam năm 1933 rồi bị biệt giam trong suốt 11 năm, trước khi bị xử bắn tại Buchenwald theo lệnh của Adolf Hitler vào năm 1944), nên Schmenkel được người dân địa phương cho trú ẩn và cho thức ăn; đổi lại, Schmenkel hỗ trợ họ làm các công việc gia đình.
Vụ thử bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô ngày 29-8-1949. |
Nhưng sau đó Schmenkel bị quân Đức Quốc xã bắt và bị kết án tử hình bởi vì là một kẻ đào ngũ, nhưng rất may Schmenkel được một đơn vị tử thần của Liên Xô cứu khi ông bị giam tại ngôi làng Smolensk.
Mặc dù phía Liên Xô biết về lịch sử của Schmenkel là bản thân ông và gia đình chống chiến tranh khi ở Đức, nhưng họ có rất ít niềm tin vào Schmenkel nên ông không được phát bất kỳ vũ khí nào, chỉ có ống nhòm. Và họ đã sẵn sàng bắn nếu ông tìm cách bỏ trốn hoặc chống lại.
Fritz Schmenkel được tặng các giải thưởng cao nhất của Liên Xô. |
Tuy nhiên, một ngày nọ Schmenkel có cơ hội thể hiện mình khi một ngôi làng nơi một đơn vị quân Liên Xô đóng quân bị quân Đức bao vây, ông đã tìm thấy một khẩu súng trường và thể hiện kỹ năng bắn súng hoàn hảo của mình và làm nhiều việc để cứu đơn vị, tạo ấn tượng rất tốt. Chính vì vậy, Schmenkel được những người Hồng quân Liên Xô tin tưởng và tôn trọng.
Schmenkel đã dạy cho đơn vị của đội quân Liên Xô nơi anh đóng quân về cách xử lý một khẩu súng máy MG-42 của Đức, nên Schmenkel được tham gia vào các trận chiến và mạo danh một trung úy Đức trong các cuộc phục kích đánh lại quân Đức Quốc xã.
Thông tin về người lính Đức này chiến đấu chống lại quân đội Đức đã tới Berlin (Đức). Phần thưởng cho việc bắt giữ Schmenkel được đưa ra, nếu công dân Liên Xô mà bắt được Schmenkel sẽ được thưởng tám ha đất, một ngôi nhà và một con bò, còn những người lính Đức nếu bắt được anh ta sẽ nhận được 2.000 Reichsmark (là tiền tệ ở Đức từ năm 1924 cho đến 20-6-1948) và hai tháng nghỉ phép.
Vào ngày 23-1-1943, quân đội Đức đã phát động Chiến dịch "Ngôi sao sụp đổ" quy mô lớn, nhằm xóa sổ quân đội Hồng quân Liên Xô, đánh cả vào nơi Schmenkel đóng quân. Hơn 1.500 trong số hơn 4.000 Hồng quân Liên Xô đã bị sát hại và bị bắt, nhưng bằng một phép màu nào đó mà Schmenkel đã tránh được cái chết.
Bộ chỉ huy quân đội Liên Xô đã quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu sử dụng các kỹ năng độc đáo của Schmenkel trong các hoạt động lớn hơn. Nên vào tháng 6-1943, Schmenkel được triệu tập đến đội trinh sát của Mặt trận phía Tây. Sau một số khóa huấn luyện, Schmenkel được chỉ định làm phó chỉ huy của một đơn vị chiến đấu, hoạt động ở phía tây Belarus.
Vào cuối tháng 12-1943, trong khi thực hiện nhiệm vụ, Schmenkel bị bắt cùng với hai đồng đội của mình và bị xử tử tại Minsk (là thủ đô và thành phố lớn nhất của Belarus), sau đó tên của anh đã bị lãng quên trong nhiều năm.
Tên của Fritz Schmenkel chỉ xuất hiện trở lại vào năm 1961, khi các cơ quan an ninh Liên Xô điều tra một trường hợp của một đơn vị Polizei (cảnh sát Đức) đã bị phá hủy bởi binh lính của Schmenkel. Ngạc nhiên vì một người Đức đã phụ trách một đơn vị chiến đấu của Liên Xô, nhóm điều tra bắt đầu thu thập thông tin kỹ lưỡng về cuộc sống của Schmenkel.
Sau ba năm nghiên cứu, khi tất cả các chi tiết đã rõ ràng, Fritz Schmenkel đã được tặng các giải thưởng cao nhất của Liên Xô: Huân chương Lenin và Anh hùng Liên Xô.
Sự nổi tiếng của Schmenkel ngày càng tăng lên, ông trở thành người hùng của các bài báo, sách và phim ảnh. Vợ Schmenkel là Erna được mời đến thăm Liên Xô.
Các nhà khoa học Đức giúp Liên Xô chế tạo bom
Sau khi Đức Quốc xã bị đánh bại, cả Mỹ và Liên Xô đều cố gắng nắm bắt những bộ óc khoa học hàng đầu của mình để sử dụng phát triển vũ khí hạt nhân. Sự đóng góp của các nhà khoa học Đức trong việc nghiên cứu chế tạo bom cho Liên Xô là rất quan trọng.
Trong mùa xuân năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, cả phương Tây và Liên Xô đã chuẩn bị cho Chiến tranh Lạnh sắp tới, mỗi bên đều có kế hoạch phát triển vũ khí mới đáng kinh ngạc. Cả hai bên đều muốn sử dụng các nhà khoa học từ Đức Quốc xã để tiếp tục các công nghệ mới của riêng họ.
Hoa Kỳ đã buộc Wernher von Braun và Werner Heisenberg, hai nhà khoa học chủ chốt trong dự án hạt nhân của Đức, hợp tác. Nhưng Moscow cũng được một số chuyên gia nổi bật. Một nhà báo của Liên Xô Vladimir Gubarev đã viết một cuốn sách về chương trình hạt nhân của Liên Xô, nhấn mạnh, không nên đánh giá thấp sự đóng góp của Đức vào sự phát triển của ngành công nghiệp hạt nhân Liên Xô, nó rất có ý nghĩa.
Nam tước Manfred von Ardenne làm việc trong phòng thí nghiệm. |
Một trong những nhà khoa học người Đức là Nam tước Manfred von Ardenne, có một cuộc sống tuyệt vời. Sinh ra trong một gia đình quý tộc nhưng sau đó là một học sinh bỏ học cấp ba, Nam tước tiếp tục trở thành một nhà phát minh cực kỳ thành công với khoảng 600 bằng sáng chế, bao gồm cả kính hiển vi điện tử quét độ phân giải cao đầu tiên. Ardenne, tuy nhiên, đã cam chịu làm việc với ba nhà lãnh đạo toàn trị: Adolf Hitler, Joseph Stalin và Erich Honecker.
Nam tước Manfred von Ardenne là một nhà khoa học đã phát triển bộ khuếch đại băng rộng đầu tiên, đã góp phần thiết lập một hệ thống vô tuyến ổn định ở Đức của Hitler và ông cũng làm việc cho dự án hạt nhân của Đức Quốc xã. Bị bắt ở khu vực chiếm đóng của Liên Xô, Ardenne biết rằng bây giờ anh phải làm việc cho Moscow và nhiều đồng nghiệp của anh cũng vậy.
Quan chức của Liên Xô phụ trách chương trình nguyên tử của Liên Xô là Lavrenty Beria đã đưa ra lời đề nghị mà Ardenne không thể từ chối: thả thiết bị điện tử và chế tạo bom A của Liên Xô.
Ardenne yêu cầu được phép tập trung vào phát triển quá trình phân tách đồng vị để thu được chất nổ hạt nhân, như uranium-235 (chứ không phải trên chính quả bom) và Lavrenty Beria đồng ý. Sau đó, nhà khoa học Manfred von Ardenne gọi vai trò của mình trong chương trình hạt nhân của Liên Xô là hành động quan trọng nhất mà vận may và các sự kiện sau chiến tranh đưa ông đến.
Công trình của Manfred von Ardenne đã thành công và ông được tặng Giải thưởng Stalin năm 1947, sau đó một lần nữa vào năm 1953 với Giải thưởng Stalin hạng nhất. Năm 1955, ông trở lại Đông Đức và trong 42 năm sau đó, Manfred von Ardenne thực hiện những nghiên cứu quan trọng về Vật lý và Y học.
Manfred von Ardenne không phải là nhà khoa học nổi tiếng duy nhất của Đức "được mời" làm việc trong chương trình hạt nhân của Liên Xô. Ngoài ra, còn có nhà Vật lý học Gustav Hertz đã giành giải thưởng Nobel; nhà hóa học vật lý Max Volmer, người sau này đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học Đông Đức; Max Steenbeck, người tiên phong phát triển máy ly tâm siêu giới hạn và nhiều người khác (tổng số khoảng 300 người).
Nhà vật lý Nikolas Riehl được Liên Xô tặng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa. |
Còn nhà vật lý Nikolaus Riehl có thể có số phận thú vị nhất trong số những nhà khoa học làm việc cho Liên Xô. Nikolaus Riehl sinh ra ở St. Petersburg năm 1901, chuyển đến Đức vào những năm 1920 và 20 năm sau đó buộc phải quay trở lại Liên Xô. Các đồng nghiệp Liên Xô của ông gọi ông là Nikol Nikolai Vasilyevich là người vì nguồn gốc từ Liên Xô!
Sau chiến tranh, cả Mỹ và Liên Xô đều theo đuổi nhà khoa học Nikolaus Riehl, nhưng Nikolaus Riehl đã làm việc ở Liên Xô và đã chế tạo bom thành công. Nikolaus Riehl đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa - nhà khoa học người Đức duy nhất đạt được vinh dự như vậy. Tất cả số tiền Riehl nhận được ông đã đưa cho tù binh Đức làm việc tại Elektrostal (một thành phố Liên Xô).
Năm 1949, Liên Xô đã có bom hạt nhân của riêng mình, vào những năm 1950, sau khi công việc của các nhà khoa học Đức hoàn thành tại Liên Xô, nhiều người chuyển đến sinh sống ở CHDC Đức, một số thì sang CHLB Đức.