Trung Đông không yên ổn
- Nga và sự hiện diện tại Trung Đông
- Trung Đông căng thẳng sau vụ nhà khoa học hạt nhân Iran bị sát hại
Ngày 21-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã phủ nhận những nghi ngờ này, đặc biệt ám chỉ tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi cáo buộc có bàn tay của lực lượng dân quân thân Iran trong các cuộc tấn công tên lửa mới nhất vào “vùng xanh” của Baghdad. Đồng thời, ông Khatibzadeh viết trên Twitter rằng đối với Tehran “các cuộc tấn công vào các cơ sở ngoại giao là không thể chấp nhận được”.
Đưa ra những cáo buộc, Washington có cớ để tiếp tục cử thêm tàu chiến cùng một phi đội máy bay chiến đấu đến Trung Đông và công khai thực hiện chuyến bay thẳng của máy bay ném bom chiến lược B-52 có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Ngày 21-12, một đơn vị hải quân Mỹ đã tiến vào vịnh Ba Tư thông qua eo biển Hormuz.
Đơn vị này bao gồm một tàu ngầm lớp Ohio USS Georgia (SSGN 729), mang tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk và có thể chở tới 66 thành viên của Cơ quan Tác chiến đặc biệt, cũng như 2 tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga: một USS Port Royal (CG 73) và một USS Philippine Sea (CG 58). Trước đó, vào cuối tháng 11, tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) đã được điều ra ngoài khơi vịnh Ba Tư.
Israel cũng lo ngại một “đòn trả đũa” từ Iran vì họ biết một cuộc tấn công thành công vào họ trên thực tế có thể chấm dứt sự tồn tại của Israel. Điều này đặc biệt đúng nếu cuộc tấn công nhằm vào Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Dimona, nơi được cho là nơi sản xuất vũ khí hạt nhân của Israel; Tel Aviv không xác nhận cũng không phủ nhận sự tồn tại của trung tâm này.
Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Mark Milley. |
Nhưng, Iran sẽ không bao giờ muốn phóng tên lửa tới Dimona, vì điều này gây ra hậu quả dẫn đến hủy diệt hạt nhân không chỉ đối với Israel, mà còn đối với Iran và một số quốc gia láng giềng trong khu vực. Đây là lý do tại sao các phương tiện truyền thông Iran đôi khi đặt coi mục tiêu hàng đầu cho những tên lửa của nước này là thành phố Haifa của Israel.
Ngoài các tuyên bố nhằm răn đe Tehran, Tel Aviv đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội trước bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào của nước ngoài và đang làm việc để tham khảo ý kiến của Washington - đặc biệt là các quan chức Lầu Năm Góc - về cách phối hợp hành động quân sự chống lại Iran. Đặc biệt, các cuộc tập trận quy mô lớn và chưa từng có đã kết thúc vào tháng 12-2020, trong đó bài tập của hệ thống phòng thủ chống tên lửa (ABM) của Israel nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa trên không.
Theo Breaking Defense, các sĩ quan cấp cao của Lực lượng Phòng vệ Israel đã tổ chức “tham vấn công tác phối hợp” với các đối tác của họ trong Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM, bao gồm Trung Đông) nhằm tăng cường hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của hai nước “chống lại một sự trả thù có thể xảy ra của Iran trong khu vực”.
Theo Breaking Defense, Lực lượng Phòng vệ Israel đã đạt đến mức độ sẵn sàng cao nhất, đặc biệt là về khả năng phòng thủ chống lại “khoảng 140.000 tên lửa mà Hezbollah do Iran hậu thuẫn sở hữu ở Lebanon và phiến quân Houthi ở Yemen”. Đồng thời, có thông tin cho rằng mặc dù Bộ tư lệnh Israel không tiết lộ chi tiết về quá trình chuẩn bị chiến tranh, nhưng các hệ thống phòng thủ chống tên lửa chiến thuật của họ luôn trong tình trạng báo động.
Ngoài ra, như The Times of Israel đưa tin, vào ngày 17-12, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley đã đến Israel trong khuôn khổ chuyến công du Trung Đông để thảo luận về mối đe dọa mà Iran gây ra cho các đồng minh của Washington, đặc biệt là nhà nước Do Thái.
Là một phần của các biện pháp phòng ngừa nhằm chống lại sự leo thang tiềm tàng của tình hình trong khu vực, Israel đã bắt đầu tích cực triển khai hạm đội hải quân của mình xung quanh Iran. Một tàu ngầm lớp Dolphin (Type 800) của hải quân Israel mang tên lửa hành trình đã đi qua kênh đào Suez và vào ngày 21-12 đã nổi lên ở Vịnh Ba Tư.
Dolphin là một loạt các tàu ngầm diesel-điện của Đức được thiết kế đặc biệt cho Israel, có từ 6 đến 10 ống phóng ngư lôi. Bên cạnh ngư lôi, chúng được trang bị mìn và tên lửa hành trình Popeye Turbo SLCM có tầm bắn lên tới 1.500 km và có khả năng mang điện hạt nhân với khả năng lên tới 200 kiloton phóng từ các ống phóng ngư lôi. Người Israel thường xuyên giữ ít nhất 2 tàu ngầm của họ ở Ấn Độ Dương, gần vịnh Ba Tư.
Tuy nhiên, khi căng thẳng quân sự leo thang trong khu vực, Tel Aviv và Washington không thể không thấy rõ rằng Iran không có kế hoạch tấn công Mỹ hay Israel. Iran hiện không ở trong tình huống lý tưởng để tiến hành chiến tranh, vì nền kinh tế của nước này đang bị suy yếu nghiêm trọng bởi các biện pháp hạn chế áp đặt đối với việc bán dầu ra nước ngoài, cũng như do hậu quả của virus Corona gây ra cho ngân sách quốc gia và sự suy yếu của đồng tiền quốc gia.
Mặc dù, các hoạt động quân sự “chống lại những kẻ xâm lược Mỹ và Israel” có thể khơi dậy tình cảm yêu nước ở Cộng hòa Hồi giáo Iran trong một thời gian nhưng chúng sẽ nhanh chóng làm tiêu hao nền kinh tế Iran. Ngoài ra, với hy vọng có sự thay sau khi chính quyền ông Biden lên nắm quyền, giờ đây rõ ràng là bất lợi cho Tehran, vì các lý do chính trị và kinh tế, khi thực hiện một “cuộc tấn công trả đũa” trên quy mô lớn.
Do đó, điều mà Tehran có thể làm hiện nay, mà không gây thiệt hại đáng kể cho chính mình, là thực hiện một chiến dịch đặc biệt chống lại những người Israel có liên quan đến vụ sát hại Mohsen Fakhrizadeh - hoặc tấn công có chủ đích vào các cơ sở của Mỹ trong khu vực thông qua các lực lượng thân Iran.
Đối với Mỹ, Israel và các đồng minh của họ hiện đang thực hiện hành động quân sự chống lại Iran, cần phải lưu ý rằng Cộng hòa Hồi giáo, mặc dù gặp khó khăn kinh tế hiện tại, nhưng vẫn một “miếng xương khó gặm” về mặt quân sự và rằng một cuộc xâm lược chống lại nước này sẽ phải trả một cái giá đáng kể. Và cái giá này rõ ràng là không thể trả nổi với ông Trump hay ông Netanyahu, những người có ý định theo đuổi sự nghiệp chính trị của mình sau nhiệm kỳ hiện tại.