Các Đệ nhất phu nhân Mỹ sau khi rời Nhà Trắng

Thứ Bảy, 15/01/2022, 14:20

Sau khi rời khỏi Nhà Trắng, các Đệ nhất phu nhân Mỹ lại chọn những con đường đi và hoạt động khác nhau.

Melania Trump

Melania trở thành Đệ nhất phu nhân Mỹ vào năm 2016. Do đã quen với cuộc sống xa hoa bên người chồng tỷ phú và trước đây từng là một người mẫu nên bà không dễ gánh vác trên vai trọng trách quốc tế. Melania cũng không giấu giếm là gần như bị sự soi mói của giới báo chí. Rốt cuộc, bà đã được trút bỏ được bao nhiêu sự căng thẳng bởi những vụ bê bối thường xuyên. Giới truyền thông từng bàn tán về trang phục của bà không phù hợp với dịp lễ, họ còn chế nhạo việc thiết kế lại Nhà Trắng của bà, rồi sự đồn thổi về quan hệ của bà với chồng. Vì vậy mà ngay khi có cơ hội đầu tiên rời khỏi Dinh Tổng thống, bà Melania đã trở về với tổ ấm của gia đình ở Floria ngập tràn ánh nắng.

Các Đệ nhất phu nhân Mỹ sau khi rời Nhà Trắng -0
Melania Trump.

Theo một nguồn tin thân cận với vợ chồng Tổng thống Trump đã bí mật tiết lộ vào đầu năm 2021, người phụ nữ này đã bắt đầu tận hưởng thú tiêu khiển yêu thích của mình: đi spa và ăn tối cùng với gia đình. Một loạt tin chính thức nói rằng giờ đây điều trở thành mối quan tâm chính của bà Melania là cậu con trai tuổi teen Baron đang học tại một trường ở Học viện Oxbridge. Giống như một người mẹ chu toàn, bà đi sâu vào tất cả những điều tinh tế nhất của giáo dục và quan tâm đến hạnh phúc chung của gia đình. Tuy nhiên, có một số tin đồn đáng lo ngại. Sự bất đồng giữa hai vợ chồng Trump đã được nói đến từ lâu. Và vào mùa hè năm ngoái, Melania đã đưa ra lý do để không xuất hiện trong lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của ông Donald Trump.

Michelle Obama

Những hoạt động của Đệ nhất phu nhân Michelle Obama trước đó đều gây ấn tượng. Bà Michelle đã để lại dấu ấn của mình ở bất cứ nơi nào: bà đã trồng một vườn rau và sắp xếp lại nội thất trong Nhà Trắng. Ngoài ra, những sáng kiến của bà vẫn truyền cảm hứng cho những người quan tâm đến bà. Cho đến bây giờ, nếu cựu Đệ nhất phu nhân xuất hiện tại một sự kiện công khai thì trong 80% trường hợp, chắc chắn sẽ được báo chí chú ý. “Chúng tôi mang ơn truyền thống này của Michelle Obama”, người ta nói như vậy. Vì vậy, khá dễ hiểu vì sao sau khi thay đổi nơi ở từ Washington đến Chicago, gia đình Obama lại đi nghỉ ở nước ngoài. Họ dạo chơi trên một hòn đảo tư nhân ở Caribe, sau đó đi Pháp, Indonesia và hoàn thành cuộc hành trình ở Italy.

Các Đệ nhất phu nhân Mỹ sau khi rời Nhà Trắng -0
Michelle Obama.

Khi trở về, bà Michelle trở lại làm việc. Xét cho cùng, với tư cách là vợ của cựu Tổng thống, bà hiện là người dẫn dắt dư luận và vẫn có nghĩa vụ ủng hộ những việc làm tốt. Vì vậy, thay vì làm việc nhà, bà Michelle lại lái xe nhưng lần này không phải là đi nghỉ mà đi "đột kích" vào các trường học ở Mỹ. Và thậm chí đôi khi phu nhân của Tổng thống thứ 44 phải giúp đỡ Đệ nhất phu nhân kế nhiệm. Ví dụ, vào năm 2017 bà là khách mời danh dự của Ngày ký kết Đại học tại Mahattan, khuyến khích những người trẻ tuổi đi học. Và Hội nghị Thượng đỉnh hàng năm của Quỹ Obama nổi tiếng đến mức vé đã bán hết từ nhiều tháng trước đó. Vì vậy, cho đến nay bà Michelle đã “được trang bị đầy đủ vũ khí” và dường như không hề tìm cách đi chệch khỏi con đường đã định của một người làm công tác xã hội nổi bật.

Laura Bush

Vào đầu thiên niên kỷ mới, Laura Bush trở thành bà chủ Nhà Trắng. Bà Laura đến với địa vị mới không phải từ con số 0, trước đó bà đã từng nổi tiếng với tư cách là người bảo trợ cho phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, tám năm tiếp theo và những cơ hội mới chỉ càng củng cố địa vị của bà. Laura Bush đã khởi động rất nhiều chương trình giáo dục, quỹ bảo vệ sức khỏe phụ nữ và tích cực ủng hộ ý tưởng bình đẳng giới. Vì vậy, khi vợ chồng Bush phải rời nhà của họ đến Washington, ông George Bush được tôn xưng là một chiến binh, trong khi bà Laura trong mắt cả nước là một sứ giả của hòa bình và sự tốt đẹp.

Các Đệ nhất phu nhân Mỹ sau khi rời Nhà Trắng -0
Laura Bush.

Sau đó, có sự ủng hộ rộng rãi đó đã khiến bà tiếp tục hành động với tinh thần tương tự: cho đến ngày nay, Laura Bush khởi động các chương trình hỗ trợ các cựu chiến binh, các trung tâm giáo dục và thư viện và cũng thường xuyên xuất hiện trên báo chí. Điều gây sự tò mò là ngay cả khi đã kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống của chồng, Laura Bush vẫn tiếp tục thực hiện một số chức năng của Đệ nhất phu nhân. Bà tìm cơ hội để trở thành bạn của Michelle Obama và hai người phụ nữ đã cùng nhau định kỳ tiến hành các chiến dịch. Ví dụ, vào năm 2010, Laura Bush đã có bài phát biểu tại một sự kiện để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố năm 2001. Vào năm 2013, cả hai Đệ nhất phu nhân đều tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh ở châu Phi, và vào năm 2015 hai người là nhà lãnh đạo của chiến dịch phủ xanh các thành phố.

Hillary Clinton

Người phụ nữ này đến từ đỉnh cao chính trị của nước Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm hơn những người khác. Bà có tư cách Đệ nhất phu nhân Arkansas trong 12 năm và sau đó là bà chủ Nhà Trắng trong 8 năm. Trong những năm qua, bà Hillary đã học được nhiều thủ thuật chính trị, cảm nhận được cả sự ghi nhận những dự án thành công và sự cay đắng của những chiến dịch thất bại và quãng đời tư nhiều thử thách (ít nhất là vụ bê bối với Monica Lewinsky). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi vào thời điểm ngôi nhà danh giá bị bỏ trống, bà Hillary đã lo liệu cho tương lai của mình. Bà đã trở thành Thượng nghị sĩ của bang New York và sau đó vào năm 2008 trở thành một người tham gia vào cuộc chạy đua chính trị.

Các Đệ nhất phu nhân Mỹ sau khi rời Nhà Trắng -0
Hillary Clinton.

Dù chưa bao giờ trở thành Tổng thống nhưng bà Hillary đã nhận được chức vụ Ngoại trưởng do chính đối thủ cạnh tranh của mình là Barack Obama đề nghị. Rồi đến năm 2016 bà đã có mọi cơ hội để nắm giữ chiếc ghế được mong muốn: bà thu hút mọi mối quan hệ của mình ở báo giới và giới kinh doanh. Nhưng thật bất ngờ đối với mọi người, ông Donald Trump đã trở thành nhà lãnh đạo, là Tổng thống tiếp theo. Hiện nay bà Hillary đã hơn 70 tuổi và nhiều khả năng bà sẽ không tham gia cuộc chạy đua tổng thống nữa. Tuy nhiên, tuổi tác đã không ngăn cản bà tích cực viết hồi ký, đưa ra những tuyên bố sống động trên báo chí và tham gia các cuộc tranh luận trên truyền hình. Vì vậy, danh hiệu Đệ nhất phu nhân Mỹ có ảnh hưởng nhất trong lịch sử chắc chắn thuộc về Hillary Clinton.

Barbara Bush

Các Đệ nhất phu nhân Mỹ sau khi rời Nhà Trắng -1
Barbara Bush luôn hỗ trợ con trai trong sự nghiệp.

Sau khi rời vị trí của một Đệ nhất phu nhân, Barbara Bush lại bắt đầu học làm nội trợ và lái xe, bởi vì bà đã hoàn toàn không học những điều này khi ở Nhà Trắng. Sau khi con trai bà là Geoger Bush trở thành tổng thống, bà Barbara Bush bắt đầu thường xuyên trả lời phỏng vấn để bảo vệ con mình. Bà đã tích cực tham gia vào mọi hoạt động cho đến khi qua đời vào năm 2018.

Nancy Reagan

Đệ nhất phu nhân “đắt giá” nhất nước Mỹ vẫn còn bị báo chí chú ý, kể cả sau khi ông Ronald Reagan rời chức vụ Tổng thống Mỹ. Bà đứng ra bảo trợ cho nhiều quỹ mang tên mình, viết hồi ký, trả lời các câu hỏi từ Sở Thuế vụ Mỹ, nơi cáo buộc ông Reagan trốn thuế và biển thủ số tiền thuế mà họ phải trả. Sau đó, ông Reagan được chuẩn đoán mắc bệnh Alzheimer và bà Nancy đã quên mình chăm sóc chồng cho đến cuối đời. Sau khi ông Reagan qua đời, bà bắt đầu đầu tư vào việc nghiên cứu tế bào gốc, tham gia các sự kiện chính thức, mở trung tâm nghiên cứu và thư viện. Năm 2016, bà Nancy Reagan qua đời ở tuổi 94.

Rosalyn Carter

Có vẻ như Đệ nhất phu nhân thứ 39 của Mỹ lo lắng về thất bại trong cuộc bầu cử của chồng bà là Jimmy Carter hơn là chính ông chồng. Bà không hình dung mình đứng ngoài hoạt động chính trị và do đó, sau khi rời Nhà Trắng, bà Rosalyn và chồng tiếp tục công việc kinh doanh bình thường của họ nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Hai vợ chồng Carter thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, tham gia các nhiệm vụ ngoại giao và mở các trung tâm đặc biệt dành cho những người mắc bệnh tâm thần. Bà Rosalyn đã hoạt động tích cực cho quyền của phụ nữ và trẻ em. Thành tựu chính của bà có thể được coi là luật được trình lên Quốc hội về bảo hiểm cho những người mắc bệnh tâm thần.

Jacqueline Kennedy

Sau vụ ám sát John Kennedy, bà Jacqueline chịu tang chồng và sau đó trở lại làm công vụ. Bà đã đến thăm Campuchia với một phái đoàn ngoại giao trong chiến tranh Việt Nam, tham gia các sự kiện. Sau đó, khi người chồng thứ hai của bà là Aristotle Onassis qua đời, cựu Đệ nhất phu nhân đã cố gắng sống mà không thu hút nhiều sự chú ý đến bản thân. Bà đã làm công việc biên tập viên tại một nhà xuất bản. Dù vậy, bà vẫn luôn là tâm điểm chú ý và tiếp tục hoạt động bảo vệ di sản kiến trúc Mỹ cho đến ngày cuối đời của mình.

Eleanor Roosevelt

Sau khi rời khỏi Nhà Trắng, Eleanor Roosevelt không trở thành một bà nội trợ bình thường. Bà vẫn hoạt động xã hội và tiếp tục làm mọi thứ mà bà đã làm khi còn là Đệ nhất phu nhân. Bà đấu tranh cho quyền phụ nữ, lên tiếng chống bất bình đẳng giới và phân biệt chủng tộc.

Bích Nguyễn (Tổng hợp)
.
.