Một công ty Nga, bị buộc tội can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, ngày 17/3 cho biết, họ đã lên kế hoạch đệ đơn kiện 50 tỷ USD chống lại Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thừa nhận hôm 16-6 (giờ địa phương) rằng ông đang bị điều tra sau những cáo buộc về việc thông đồng với điện Kremlin trong chiến dịch tranh cử để Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ 2016.
Hơn một tháng sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 kết thúc, một lần nữa vấn đề "Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ" lại được xới lên, lần này bởi Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Hồi cuối tuần qua, nhiều cơ quan, quan chức Mỹ đã đồng loạt lên tiếng cáo buộc Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 để “ngáng đường” bà Hillary Clinton và giúp ông Donald Trump thắng cử. Từ đó, làm suy yếu niềm tin vào hệ thống bầu cử Mỹ.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 tưởng chừng đã ngã ngũ lại đang xuất hiện những diễn biến mới, với việc ứng viên đảng Xanh Jill Stein nộp đơn yêu cầu kiểm đếm lại phiếu bầu tại 3 bang chiến trường là Wisconsin, Michigan và Pennsylvania. Liệu việc kiểm phiếu lại có làm thay đổi kết quả bầu cử hay không?
Với 306 phiếu đại cử tri, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo và chính thức trở thành ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra ngày 8-11.
Lịch sử cho thấy, bất kỳ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nào đều mang theo những yếu tố bất ngờ và kịch tính đến phút chót. Cuộc đua giành chiếc ghế chủ nhân Nhà Trắng lần thứ 45 không phải là ngoại lệ, khi trước giờ G, mọi dự báo đều chưa ngả hẳn về bên nào.
Những cuộc điều tra vừa được Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) công bố thông tin đã gây nên cơn chấn động chính trị trong mùa bầu cử ở Mỹ. Đặc biệt, những thông tin về các cuộc điều tra đó có chiều hướng gây bất lợi cho ứng cử viên Hillary Clinton và đảng Dân chủ, đồng thời gián tiếp tạo ưu thế cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Giới phân tích đặt câu hỏi, phải chăng FBI đang muốn “góp một tay” vì đảng Cộng hòa?
6 ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (8/11), mặc dù chưa đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào liên quan đến cuộc điều tra chứng minh sai phạm của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary trong quá trình sử dụng hòm thư điện tử cá nhân khi còn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ, song phải thừa nhận rằng quyết định của Cục điều tra liên bang (FBI) đã tác động tới lá phiếu của cử tri, đặc biệt là những người còn đang do dự với sự lựa chọn của mình.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, vào những ngày cuối cùng vận động, đã đón nhận một tin gây chấn động: Giám đốc FBI James B. Comey báo cáo với Quốc hội về phát hiện mới nhất một số thư điện tử của bà Hillary Clinton trong máy tính của một cựu nghị sĩ, chồng của một phụ tá cao cấp của bà.
Hai tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (ngày 8/11), ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton dường như đang giành thế thượng phong khi tương quan lực lượng nghiêng hẳn về bà. Sự chênh lệnh tỷ lệ cư tri ủng hộ cựu đệ nhất phu nhân và đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hòa, đang ngày càng rõ rệt, đặc biệt tại các bang "chiến địa".
Gần một tháng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu, tỷ lệ cử tri ủng hộ ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump ngày càng giảm, nhất là khi có thêm một loạt quan chức cấp cao của đảng Cộng hòa phản đối ông và nhiều phụ nữ tố cáo tỷ phú này có hành động sàm sỡ với họ trước đây. Nặng hơn khi nó bị nâng thành quan điểm “trọng nam khinh nữ”, một thái độ vốn thường bị chỉ trích nặng nề trong xã hội hiện đại ngày nay.
Hai ứng cử viên liên danh tranh cử Phó Tổng thống Mỹ năm 2016 là Tim Kaine của đảng Dân chủ và Mike Pence của đảng Cộng hòa đã có một cuộc tranh luận nảy lửa trực tiếp đầu tiên và cũng là duy nhất.
Với kết quả 67% cử tri ủng hộ bà Hillary Clinton trong khi chỉ có 27% số người ủng hộ ông Donald Trump sau cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ diễn ra sáng 27/9, có thể thấy rằng cuộc "so găng đầu tiên" đã thu hút sự quan tâm chưa từng có của dư luận. Gần 2 tháng yên ắng kể từ sau đại hội toàn quốc của 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ, sau trận thử sức này, cục diện đã thay đổi hoàn toàn.
Hơn 40 năm tham gia hoạt động chính trị, vợ chồng Bill và Hillary Clinton đã xây dựng được một mạng lưới các nhà tài trợ khắp thế giới không ai có thể sánh bằng. Đồng thời, nhà Clinton cũng là những người tiên phong trong kỹ thuật gây quỹ tranh cử làm thay đổi diện mạo chính trị hiện đại, từ đó mở ra cơ hội cho vợ chồng Clinton trở thành cặp vợ chồng đầu tiên làm chủ nhân Nhà Trắng.
Ngày 12-9, ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016 Hillary Clinton đã hủy một chuyến đi dự các sự kiện quyên góp quỹ tranh cử ở bang California do sức khỏe không bảo đảm sau sự cố vấp ngã sau khi dự lễ tưởng niệm 11-9 tại khu tưởng niệm Ground Zero, New York hôm 11-9. Cú vấp ngã không nặng lắm nhưng đã làm dấy lên dư luận ồn ào về vấn đề sức khỏe của bà và đặt ra cho đảng Dân chủ một loạt vấn đề.
Vừa nhận nhiệm vụ được mấy ngày, tân Tổng Giám đốc Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ứng cử viên Donald Trump đã bị tố cáo có những hành vi vi phạm pháp luật trong quá khứ, có thể gây phản ứng tiêu cực trong cộng đồng cử tri nữ giới và Do Thái. Người ta lại đặt dấu hỏi phải chăng Steve Bannon lại mang đến cho ông Trump những vấn đề khác, không hơn gì những người mà ông đã sa thải gần đây?
Trong đợt "thay máu" lần hai vừa qua, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải người đứng đầu chiến dịch vận động tranh cử của mình, thay vào đó là hai nhân vật hoàn toàn mới: một là Stephen Bannon đến từ mạng truyền thông Breitbart News Network, người còn lại là bà Kellyanne Conway, một nhà hoạt động chính trị đảng Cộng hòa, đã tham gia chiến dịch của ông Trump từ đầu tháng 7-2016.