Cho đến nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận người đồng tính (LGBT) cũng như thừa nhận việc phẫu thuật chuyển giới và việc kết hôn giữa những người đồng tính với nhau. Tuy nhiên ở Colombia, nhóm nổi dậy Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) lại săn lùng, trừng phạt người đồng tính bằng những hình thức thảm khốc…
Hôm 28-9, Chính phủ Colombia đã ra thông báo cho biết ít nhất 10 nhóm vũ trang ở Colombia, kể cả băng nhóm tội phạm khét tiếng Gulf Clan và các thành viên bất đồng chính kiến của nhóm du kích cánh tả FARC từng từ chối thỏa thuận hòa bình với Chính phủ Colombia, đã đồng ý tham gia các cuộc ngừng bắn đơn phương.
Trưa ngày 13-2-2003, chiếc máy bay Cessna 1 động cơ cánh quạt thuộc Bộ Chỉ huy phương Nam (SOCSOUTH), Mỹ, trong chuyến bay giám sát những hoạt động của nhóm du kích chống chính phủ Colombia - thường được biết dưới cái tên “Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia” (FARC) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống một khu rừng do hỏng động cơ.
Có tới 50 dân thường tử nạn trong cuộc nội chiến được chôn trong một nghĩa trang ở Colombia. Những người này đều là cư dân thành phố Medellin, độ tuổi từ 15 đến 56, một số nạn nhân là người khuyết tật…
Ba năm sau khi có hiệu lực, thỏa thuận hòa bình giữa Bogotá và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) có nguy cơ đổ vỡ. Trong một video được công bố trên YouTube, một nhóm cựu lãnh đạo phiến quân FARC đã tuyên bố ý định cầm vũ khí một lần nữa.
Cuộc bầu cử Tổng thống Colombia diễn ra vào ngày 27-5 vừa qua đã không thể bầu được tổng thống mới ngay từ vòng 1 khi không có ứng cử viên nào giành được trên 50% phiếu bầu theo luật định. Vì thế, 2 ứng cử viên dẫn đầu vòng 1 sẽ bước vào vòng 2 cuộc bầu cử vào ngày 17-6 tới.
Ngày 26-9-2016, tại thành phố Cartagena, lễ ký kết thỏa thuận hòa bình giữa Chính phủ Colombia và "Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cùng lãnh đạo các quốc gia Mỹ Latinh.
Không như mong đợi của dư luận ở Colombia và thế giới, Hiệp định hòa bình giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng cách mạng Colombia (FARC) đã bị từ chối trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra hôm 2-10. Giới quan sát cho rằng, nguyên nhân khiến Hiệp định bị từ chối là do một số điều khoản chưa hợp lý.
Đó là một kết quả bất ngờ không chỉ đối với chính người dân Colombia mà cả với cộng đồng quốc tế. Theo thông báo của Cơ quan Thống kê Colombia, với 99,59% phiếu được kiểm, 50,23% cử tri nước này đã bác bỏ thỏa thuận hòa bình mới được ký kết giữa Chính phủ của Tổng thống Juan Manuel Santos và lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) hôm 26-9, trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 2-10. Việc này đồng nghĩa với việc bản thỏa thuận trên đã không thể được đưa vào thực tiễn.
Đất nước Colombia đang đứng trước cơ hội lớn nhất để vĩnh viễn chấm dứt những năm tháng nội chiến tang thương. Ngày 2-10 tới, người dân nước này sẽ đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý về Hiệp định hòa bình vừa được ký kết hôm 26-9. Đêm dài chiến tranh đã qua và nhiều người dân Colombia giờ đây chỉ mong muốn nó qua đi mãi mãi.
Ngày 3-10, chính phủ Colombia và nhóm du kích FARC đều tuyên bố muốn "làm sống lại" kế hoạch hòa bình vốn bị bác bỏ sau cuộc trưng cầu dân ý kết thúc tối 2-10 vừa qua.
Cuộc nội chiến kéo dài 52 năm giữa lực lượng du kích cánh tả FARC với Chính phủ Colombia đã chính thức chấm dứt kể từ ngày 24-8, khi hai bên đặt bút ký vào bản thỏa ước hòa bình tại La Habana, Cuba.
Hôm 24-8 (giờ địa phương), tại thủ đô La Habana (Cuba), Chính phủ Colombia và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã kết thúc thành công quá trình đàm phán kéo dài gần 4 năm qua, và đạt được một thỏa thuận “chắc chắn, đầy đủ và cuối cùng”, mở đường cho việc kết thúc cuộc xung đột vũ trang kéo dài trong hơn 5 thập niên qua. Hai bên cam kết sẽ hợp tác cùng nhau để mang lại công lý cho những nạn nhân của cuộc xung đột và xây dựng một nền hòa bình ổn định, lâu dài tại đất nước Nam Mỹ này.
Colombia thời gian gần đây đã trở lại yên bình nhờ cuộc đối đầu giữa chính phủ và Lực lượng du kích vũ trang Colombia (FARC) tạm lắng. Tuy nhiên, lợi dụng sự kiện này, các bộ lạc, băng đảng và chính FARC đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cocaine để trục lợi. Trang mạng BI mới đây cho hay.
Việc ký kết một hiệp ước hòa bình toàn diện giữa Chính phủ Colombia với Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia, gọi tắt là FARC, dự kiến diễn ra vào ngày 23-3 vừa qua đã không thể thực hiện được bởi hai bên vẫn còn khá nhiều khác biệt chưa giải quyết xong, phải tiếp tục đàm phán.
Như vậy là sau khi thế hệ những lãnh đạo cộm cán của FARC ra đi gần hết, tổ chức này được đặt dưới sự lãnh đạo của một người trẻ là Rodrigo Londono Echeverry, biệt danh Timochenko. Vào tháng 2-2012, FARC tuyên bố sẽ chấm dứt việc bắt cóc con tin.
Với “nhượng địa” Farciandia rộng tới 42.000 km² từ Chính phủ Colombia, FARC đã dùng nơi đây để giam giữ con tin, trồng cây coca và tái xây dựng lực lượng, củng cố sức mạnh.
Vào ngày 23-3 sắp tới đây, tổ chức du kích cánh tả Colombia mang tên Lực lượng vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) sẽ cùng với Chính phủ Colombia ký vào bản hiệp ước hòa bình cuối cùng, chấm dứt hoàn toàn cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm qua tại Colombia gây bao đau thương, mất mát.