Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc không có dấu hiệu hạ nhiệt, ngày 21-7 tới, cử tri Nhật Bản sẽ bỏ phiếu bầu lại 124/245 thượng nghị sĩ.
Trước Việt Nam, Australia trở thành quốc gia thứ 6 sau Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore chính thức hoàn thành trình tự phê chuẩn CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Như vậy là điều kiện cần ít nhất 6 nước thành viên phê chuẩn đã đạt được, theo quy định CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày được ký, tức là vào ngày 30-12-2018.
Một cuộc “chiến tranh thương mại” giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất hoàn cầu - đã đủ ép kinh tế thế giới phải đối diện với những viễn cảnh u ám.
Giới phân tích thời sự quốc tế cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đưa ra nhiều dấu hiệu về khả năng rút Mỹ ra khỏi NATO như ông đã từng làm với các hiệp định quốc tế khác kể từ khi bước chân vào Nhà Trắng.
Việc chính quyền Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế liên quan tới vấn đề khí hậu, hạt nhân Iran, thương mại... đang đặt ra dấu hỏi về vai trò của Mỹ trong thế giới hiện nay.
Tuyên bố Mỹ có thể quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiền thân của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Tổng thống Donald Trump vừa qua khiến giới phân tích không quá bất ngờ, bởi lẽ như nhiều người từng nói, thì đối với ông Trump, bất kỳ sự thay đổi nào đều có thể xảy ra.
Ngày 12-4 (giờ Mỹ), Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo các quan chức cấp cao xem xét khả năng tái gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu có thể đạt được 'một thỏa thuận tốt hơn'.
Với việc công bố toàn văn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và kế hoạch chính thức đặt bút ký vào ngày 8-3 tại Chile, 11 nước thành viên CPTPP đã khẳng định được bản lĩnh cũng như vị thế của mình trong việc làm sống lại hiệp định thương mại, tưởng chừng có thể chết yểu sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận này hồi đầu năm 2017.
Ngày 21-2, 11 quốc gia thành viên còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) công bố văn bản cuối cùng trước khi chính thức ký kết vào ngày 8-3 tới. Ngoài việc thay đổi tên gọi, tân Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) còn loại bỏ hầu hết các điều khoản của Mỹ đưa ra trước đây.
Sau một chặng đường khó khăn, 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhất trí về thỏa thuận CPTPP sửa đổi. Việc đàm phán CPTPP đạt được bước tiến mới sẽ mở ra những cơ hội thúc đẩy hợp tác thương mại cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung trong năm 2018.
Vào tháng 3 tới, tại Chile, 11 quốc gia của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ ký kết Hiệp định mới không có Mỹ mang tên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Năm 2017 được đánh dấu bằng nhiều sự kiện chính trị quốc tế quan trọng; từ những cuộc bầu cử ở các cường quốc cho đến các cuộc đảo chính và khủng hoảng chính trị.
Những tưởng sau khi Mỹ rời bỏ, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ “chết” nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm của các quốc gia còn lại, tại APEC 2017 được tổ chức ở Đà Nẵng, Việt Nam, TPP đã hồi sinh và đạt được những bước tiến quan trọng.
Kéo dài 12 ngày, chuyến công du châu Á lần này của ông Donald Trump được xem là dài hơi nhất của một vị Tổng thống Mỹ kể từ sau chuyến thăm của Tổng thống George H. W. Bush năm 1991. Song, đây cũng được xem là chuyến đi có nhiều khó khăn nhất, bởi lẽ nó diễn ra trong bối cảnh ảnh hưởng của nước Mỹ đang bị giảm sút.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến công du đầu tiên tới châu Á kéo dài 12 ngày. Chuyến đi này hiện đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế cũng như khu vực, khi phần nào sẽ làm sáng tỏ tương lai chiến lược “xoay trục” của Mỹ tại châu Á.
Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẵn sàng rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran được ký kết năm 2015, rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và trước đó, ngay sau lễ nhậm chức tổng thống, chính quyền của ông Donald Trump ra thông cáo rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và gây khó dễ cho hàng hoạt hiệp định, thỏa thuận khác... Phải chăng Mỹ đang tự rút lui để thu mình trong chính sách "Nước Mỹ trên hết".
Trong hai tuần sau khi chính thức bước vào Nhà Trắng, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến thế giới sửng sốt và lo sợ bởi những chính sách ngoại giao của mình. Ngoài việc ký quyết định xóa bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay tỏ ra cứng rắn với Iran như muốn xóa bỏ tiếp thành quả đàm phán của chính quyền tiền nhiệm, lệnh cấm công dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ của chính quyền Trump đang tạo ra những đợt “sóng thần” dư luận trong và ngoài nước.
Năm 2016 thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân túy. Cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng 6 ở Anh với kết quả người dân “xứ sở sương mù” lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit và việc cử tri Mỹ bất ngờ chọn tỷ phú Donald Trump làm tổng thống thứ 45 được xem là đỉnh điểm của làn sóng vốn được coi là đang tiếp tục tấn công vào các thành trì châu Âu.
Quốc hội Nhật Bản ngày 9/12/2016 đã thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong bối cảnh trước đó, ngày 22/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, trong một đoạn băng khẳng định sẽ rút khỏi TPP trong ngày đầu tiên nhậm chức.