#xung đột vũ trang

Cuộc chiến “hai tròng” tại Syria
14:04 06/12/2024

Đang phải đối phó một cuộc tiến quân “thần tốc” của một nhóm phiến quân đối lập đánh chiếm thành phố Aleppo ở phía Bắc, Syria đồng thời cũng đang hứng chịu loạt không kích từ Israel nhắm vào các mục tiêu ở Damascus và miền nam. Bị lấn át bởi 2 cuộc chiến lớn (Ukraine và Gaza), liệu Syria sẽ xoay trở ra sao trước cái gọi là cuộc chiến “hai tròng” này?

Phương Tây và sự chia rẽ tất yếu: Sự đa diện trên thượng tầng
08:57 25/10/2024

Sẽ chẳng có cuộc xung đột vũ trang nào có thể sớm kết thúc. Mà ngược lại, ngày càng nhiều thùng thuốc súng sẵn sàng bùng lên, thành những cuộc đối đầu trực diện giữa các trung tâm quyền lực hàng đầu. Bởi vậy, mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu vẫn sẽ còn rung lên những hồi chuông cảnh báo.

NATO, giữa những vùng lửa cháy
08:34 11/10/2024

"Đại chiến thế giới lần thứ ba" đang trở thành một cụm từ thời thượng, với tần suất xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế. Sức uy hiếp của nó, có lẽ, là yếu tố quan trọng bậc nhất để đến tận bây giờ, tất cả các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới vẫn đang cố gắng hết sức kiềm chế nguy cơ các điểm nóng xung đột lan rộng.

Sau đại dương, đến lượt những vùng trời đóng lại
09:00 26/08/2024

Có thể hiểu vì sao thế giới lại thở phào, khi mỗi ngày trôi qua, những hành động trả đũa từ Iran nhắm đến Israel vẫn bị trì hoãn, để nguy cơ về một cuộc xung đột vũ trang toàn diện chưa bùng lên và lan khắp Trung Đông. Hiện tại, chưa cần viễn cảnh kinh khủng đó xảy ra, mọi guồng máy giao thương - kết nối toàn cầu đều bị ảnh hưởng trầm trọng.

Thương vong và nạn đói bao trùm Dải Gaza
08:30 20/03/2024

Hơn 1,1 triệu người dân tại Dải Gaza đã cạn kiệt lương thực và đang đối mặt với nạn đói thảm khốc. Cùng với đó là việc hằng ngày phải đối mặt với các trận pháo kích. Xen lẫn nỗi đau này, đạn chưa nổ cũng là một mối nguy hiểm chết người không kém đang rình rập họ.

Một năm đầy biến cố
09:14 02/01/2024

2023 là một năm đầy biến cố với hai cuộc xung đột gây tác động toàn cầu, nhiều cuộc đảo chính khu vực, trong khi nền kinh tế thế giới trì trệ, ảm đạm. Mặc dù, căng thẳng Mỹ-Trung có vẻ giảm nhiệt, nhưng mối quan hệ Mỹ-Nga ngày càng căng thẳng, cùng với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, những diễn biến năm tới sẽ rất khó đoán định.

Thêm một vùng sóng dữ
12:58 26/12/2023

Ngày 19/12, đồng loạt Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Yemen, ra tuyên bố chung chỉ trích các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ là “đe dọa hoạt động vận tải biển quốc tế và thương mại toàn cầu”.

Bế tắc nỗ lực ngoại giao giải quyết vấn đề Niger
06:41 22/08/2023

Mới đây, cuộc hội đàm đầu tiên tại Thủ đô Niamey (Niger) giữa phái đoàn Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và chính quyền quân sự Niger, đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ tiến triển nào.

Hiểm họa lâu dài
06:24 16/07/2023

Nếu sử dụng, bom, đạn chùm có thể mang lại cho Ukraine lợi thế tạm thời trên chiến trường. Nhưng khi xung đột vũ trang kết thúc, di sản chết chóc của loại vũ khí không phân biệt mục tiêu như thế này sẽ tồn đọng trong đất đai Ukraine rất nhiều năm tiếp theo.

Cuộc nội chiến khởi nguồn từ sự “trật bánh” một nền dân chủ
09:33 23/04/2023

Giới chuyên gia sử dụng cụm từ này để miêu tả cuộc xung đột vũ trang đang xảy ra tại Sudan. Cuộc đối đầu mang tính chất “một mất một còn” giữa các lực lượng trung thành với hai vị tướng hàng đầu đã đẩy quốc gia châu Phi này tiến sát tới bờ vực sụp đổ và có thể gây ra những hậu quả vượt ra ngoài biên giới.

Thời điểm tái định hình
18:13 14/09/2022

Ngày 12-9, Ukraine khép lại một tuần phản kích với những thắng lợi gây tiếng vang trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội toàn cầu. Nhưng, trước đó 3 ngày, tại cuộc họp các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Liên minh châu Âu (EU), kế hoạch áp giá trần đối với khí đốt có xuất xứ từ Nga xem như đã “chết yểu”.

Tiếp nối những thông lệ tiêu cực
19:48 20/04/2022

Sau 2 năm “im ắng”, ngày 18-4, phía Bắc Iraq lại rung chuyển vì cuộc tiến công trên bộ xuyên biên giới của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Với sự tham gia của pháo binh, chiến đấu cơ, trực thăng, máy bay không người lái mở đường, các lực lượng biệt kích Thổ Nhĩ Kỳ nhắm thẳng vào căn cứ của Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) nằm trong lãnh thổ Iraq - một quốc gia có chủ quyền.

Trở về điểm xuất phát
09:15 17/02/2022

Cho dù những nỗi hoang mang vẫn tiếp tục được tạo nên, khi Mỹ cùng một số quốc gia đồng minh khuyến cáo công dân của mình rời Ukraine (nhằm tránh nguy cơ xảy ra các hành động quân sự tại đây), thì trên thực tế, ngoại giao và những cuộc đối thoại vẫn được cả hai phía nhắc đến như giải pháp duy nhất nhằm hạ nhiệt căng thẳng và tháo gỡ những khúc mắc...

Thế giới năm 2021: Ngổn ngang và lo lắng
12:09 30/12/2021

Rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời và cũng rất nhiều mệnh đề còn để ngỏ, kể cả những câu chuyện liên quan đến sự tồn vong của nhân loại, khi năm 2021 đi dần đến điểm cuối. Thực ra, giải quyết tận gốc rễ những khúc mắc ấy trong dòng chảy các sự kiện quốc tế vẫn vừa là điều bắt buộc nhưng có lẽ cũng vừa là sứ mệnh không thể hoàn tất dành cho năm 2022.

Ethiopia chìm sâu trong cuộc xung đột kép
21:31 04/01/2021
Hàng trăm người thương vong, hàng chục ngàn người tị nạn chạy sang nước láng giềng Sudan. Đó là hậu quả sơ bộ của cuộc xung đột vũ trang ở vùng Tigray, phía Bắc Ethiopia. Song song đó còn có những cuộc xung đột sắc tộc với mức độ tàn khốc không kém ở các vùng khác của đất nước.
Thấy gì từ các xung đột vùng Kavkaz?
10:31 12/11/2020
Nằm ở 3 cửa ngõ Tây, Nam và Đông nước Nga, các nước đồng minh từng là một phần của Liên Xô cũ Belarus, Armenia và Kyrgyzstan vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Nga.
Tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Nagorno-Karabakh
22:05 12/10/2020
Xung đột ở Nagorno - Karabakh đã diễn ra hơn chục ngày và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Hiện tại, không có một giải pháp chính trị khả thi nào cho cuộc xung đột này. Cuộc họp hòa giải đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 8-10 tại Geneva (và Thứ hai tới tại Moscow) nhưng hai bên xung đột đã và sẽ không gặp nhau.
Lịch sử cuộc xung đột Nagorno-Karabakh
11:30 09/10/2020
Ngày 27/9/2020, cuộc xung đột vũ trang ở Nagorno-Karabakh lại bùng nổ dữ dội sau khi hiệp ước đình chiến ký năm 1994 giữa một bên là nước Cộng hòa Armenia và bên kia là nước Cộng hòa Azerbaijan. Và mặc dù trên lý thuyết, chiến tranh đã chấm dứt nhưng từ tháng 5-1994 đến nay, hai bên vẫn xảy ra những vụ đụng độ mà nguyên nhân là cả Armenia lẫn Azerbaijan đều muốn Nagorno-Karabakh thuộc về mình…
Vén bức màn sau đụng độ giữa Armenia và Azerbaijan
08:23 02/10/2020
Bạo lực đột nhiên bùng lên trong một cuộc xung đột kéo dài ở rìa phía Đông của châu Âu vào tuần cuối cùng của tháng 9 đang đe doạ đẩy Armenia và Azerbaijan trở lại chiến tranh. Đó là chưa kể vụ việc này còn có tác động địa chính trị rộng lớn hơn khi Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có chung biên giới với Armenia, đang ủng hộ Azerbaijan; còn Nga, quốc gia có quan hệ tốt với cả hai quốc gia, đã kêu gọi ngừng bắn.
Xung đột Nagorno-Karabakh sẽ đi đến đâu?
16:39 01/10/2020
Xung đột đẫm máu đang diễn ra giữa Armenia và Azerbaijan tại vùng Nagorno-Karabakh, Kavkaz khiến cộng đồng quốc tế, nhất là Nga, hết sức lo ngại vì nếu không ngăn chặn kịp thời, đám lửa nhỏ này có thể khiến cả khu vực và thậm chí phạm vi lớn hơn bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực.