Tiết lộ mới về phút cuối đời của Hitler

Thứ Tư, 12/04/2017, 10:34
Sau khi phân tích những tư liệu mới được tìm thấy gần đây về khoảng thời gian Adolf Hitler phục vụ trong quân đội tại Chiến tranh thế giới thứ I, nhà sử học Thomas Weber đã kết luận rằng, Hitler không phải là một vị anh hùng như chính ông ta bịa ra trong những cuốn sách sau khi tham gia Thế chiến I và rằng, bản chất độc tài của ông ta không phải được hình thành trong thời gian ông ta phục vụ trong quân đội của cuộc chiến trên.


Giây phút hấp hối và bản di chúc tự hào vì tham gia Thế chiến I

Dòng máu đỏ tươi chảy ra từ thái dương bên phải của Hitler đã tạo ra một vũng lớn trên sàn. Adolf Hitlerc - nhà độc tài chính trị và là kẻ giết người hàng loạt độc ác nhất của mọi thời đại đã tự kết liễu mình bằng một viên đạn từ chính khẩu súng lục của ông ta trong hầm boong-ke tại Berlin. Đó là một kế hoạch tự sát hoàn hảo.

Trước khi chết, Hitler giống như một binh sĩ bình thường hơn là một nhà quân phiệt độc tài. Ông ta mặc một bộ quân phục đơn giản của lính Đức màu xám chỉ gắn 2 huy chương được trao trong thế chiến thứ I: Huy chương chữ Thập Sắt Hạng nhất và Huy chương Wound Badge vì bị thương trên chiến trường. Trong suốt cuộc đời mình, Hitler đã rất tự hào về hai tấm huy chương này bởi chúng đã "nhuốm màu đất của nước Pháp và bùn của vùng Flander".

Hitler (trái, hàng thứ nhất trong một ban nhạc) - chưa bao giờ trực tiếp đương đầu với khói lửa trong Thế chiến I như ông ta từng tâng bốc.

Trong "Bản Di chúc và Tuyên cáo Chính trị" của Hitler viết trước khi ông ta tự tử năm 1945 có nội dung rằng - "con người của nhân dân", đã không rút ra được bài học nào từ kinh nghiệm của những người đi trước. Bản di chúc cũng đề cập đến khoảng thời gian ông phục vụ trong quân đội từ năm 1914 như một người lính tình nguyện với những đóng góp ít ỏi trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ I, dưới thời Đế chế Đức".

Trước đây Hitler rất kiêu hãnh vì "tinh thần quả cảm của mình" và luôn luôn "coi thường cái chết". Hay nói theo cách của ông ta, thì ông ta tự hào là một vị anh hùng vĩ đại "như thể có phép màu kì diệu", bất chấp những trận mưa đạn trên chiến trường và luôn kiên định không hề sợ hãi. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời của ông ta.

Có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng, khoảng thời gian Hitler phục vụ trong quân đội Đức đã biến ông ta trở thành người theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan và bài Do Thái. Theo như giả thuyết này, thì cuộc Chiến tranh thế giới Thứ I chính là nguyên nhân của thảm họa tàn sát con người ở thế kỷ 20.

Hitler không trực tiếp chiến đấu trong Thế chiến I. Cuộc sống của ông ta được xem như "thiên đường".

Ví dụ như trong cuốn sách "Những nhà chính trị độc tài", nhà sử học người Anh Richard Overy viết rằng: "Chính chiến tranh đã tạo nên Hitler như cuộc cách mạng đã tạo nên Stalin". Nhà sử học Briton Ian Kershaw cũng cho rằng, trong thời gian này bản chất độc tài của Hitler đã được hình thành. Trong tác phẩm "Hitler" của nhà sử học Joachim Fest - người nghiên cứu về tiểu sử của Hitler cũng đã đưa ra những lý lẽ rất thuyết phục về mối quan hệ giữa chiến tranh và tính cách độc tài của Hitle.

Lừa dối

Một quan điểm hoàn toàn khác của một nhà sử học đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi. Nhà sử học 37 tuổi Thomas Weber đến từ thành phố Hagen phía tây nước Đức hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Aberdeen ở Scotland đã nghiên cứu một số tài liệu hầu như vẫn còn nguyên vẹn, chỉ bị phủ một lớp bụi của xứ Bavaria do nhà nước lưu trữ. Trong tài liệu còn có nội dung liên quan đến cách tổ chức quân đội của Hitler, những tài liệu đầy đủ về các phiên tòa với lời khai của nhân chứng, và thư tín tịch thu được. Tất cả là một kho tàng đối với bất cứ nhà nghiên cứu nào.

Trong cuốn "Hitler trong Thế chiến Thứ I" của mình (được xuất bản lần thứ nhất tại Đức), nhà sử học Weber đã lấy những tài liệu trên để bác bỏ quan điểm cũ về khoảng thời gian Hitler phục vụ trong quân đội và làm sáng tỏ những điều bí ẩn chưa được biết đến.

Ví dụ như nhà sử học Weber đã kết luận rằng, đơn vị mà Hitler tham gia không phải là tiền thân của đảng Quốc xã như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế là Weber và những nhà sử học cùng ông nghiên cứu đã nhận thấy rằng, chỉ có 2% số lính trong đơn vị của Hitler sau đó đã gia nhập đảng Quốc xã.

Hơn nữa, Weber đã nhận thấy rằng, Hitler chưa bao giờ trong đội lính tiên phong mà sau này ông cùng với các tuyên truyền viên cho đảng Quốc xã lập nên. Thay vào đó Weber nhận thấy, đây là bằng chứng lịch sử về sự thành lập của Đức Quốc xã. Thực vậy, như nhà sử học Gerd Krumeich đã viết, sự thành lập của Đức Quốc xã "là điều tất nhiên và sự thành lập Đức Quốc xã được gọi là cuộc cách mạng Nazi".

Lập luận này được củng cố khi ông đưa ra những bằng chứng về Hitler trong Chiến tranh thế giới thứ I và tất cả những sự kiện quan trọng liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế thì trong 4 năm xảy ra cuộc chiến tranh Thế giới thứ I, hầu như Hitler đều đóng quân cách mặt trận tới vài cây số, không hề phải đối mặt với nhiều nguy hiểm trên chiến trường. Ông ta làm công việc của một người đưa tin nên không hề ở " trong vùng bắn phá".

Nhà sử học Weber đã kết luận một cách đầy châm biếm rằng,  quan điểm chính trị của Hitler đã khắc sâu vào ý thức của ông ta bởi những chuyện đau thương mà ông ta đã trải qua trên chiến trường. Thực tế, Weber viết rằng, Hitler đã từng "phân vân" về tư tưởng chính trị của mình khi ông ta từ mặt trận trở về, và "có thể ông đã có những quan điểm chính trị khác nhau".

Sự thật đằng sau những huyền thoại

Hitler trở thành một người lính khi ông ta 25 tuổi, và có thể ông ta đã muốn đào ngũ.  Nhà sử học Wedber viết rằng, vào tháng 5/1913, khi nhận được giấy gọi nhập ngũ  ở Bavaria "gần như chắc chắn rằng, Hitler đã cố gắng né tránh chế độ quân dịch của nước Áo".

Nhưng khi chiến tranh thế giới thứ  I bắt đầu, giữa sự động viên khuyến khích và tinh thần yêu nước cực đoan, ông ta đã bị lôi kéo ra chiến trường- một cuộc đấu tranh, như Hitler đã viết trong quyển "Cuộc tranh đấu của tôi": "...đó là cuộc chiến tranh không chỉ bởi quần chúng nhân dân, bởi Chúa, mà là nguyện vọng của tất cả mọi người".

Hitler cùng một số đồng đội sau chiến tuyến ở Munich năm 1916.

Hitler gia nhập vào Trung đoàn Bộ binh phòng bị Bavarian số 16 (RIR 16) do đại tá Colonel Julius List chỉ huy. Theo nhà sử học Weber, RIR 16 không phải là trung đoàn tình nguyện như mọi người vẫn nghĩ, và trong trung đoàn của đại tá List cũng không có nhiều sinh viên, nghệ sĩ và sinh viên đại học như lời của các tuyên truyền viên của Đức Quốc xã.

Thực tế thì trong trung đoàn chỉ có khoảng gần 30% sinh viên. Thay vào đó là rất nhiều người Do Thái tình nguyện tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc và như Weber đã từng nói, có vẻ như những người Do Thái này không hề phải chịu những hệ lụy của chủ nghĩa Bài Do Thái khi đó. Ngược lại, rõ ràng là, các sĩ quan Đức rất muốn những người lính Do Thái thể hiện lòng trung thành của mình trên chiến trường.

Vào cuối năm 1914, trung đoàn của Hitler không được trang bị đầy đủ, chưa được đào tạo bài bản nhưng đã tham gia " trận chiến đầu tiên" trên chiến trường tại làng Flemish của vùng Gheluvelt. Với sự cường điệu quá mức, Hitler đã nói một điều khó có thể tin được rằng, ông ta là người duy nhất còn sống sót trong trung đoàn. Theo như những ghi chép này thì 13 người lính trong trung đoàn của Hitler đã hi sinh vào ngày 29/10. Trong cuốn "Cuộc chiến đấu của tôi", Hitler đã viết rằng, cuộc chiến đấu trên chỉ là một cuộc "mở màn".

Sau khi phục vụ trên chiến trường tại Gheluvelt, Hitler làm người đưa tin nên không phải đối mặt với những mối nguy hiểm từ pháo hay súng máy. Đối với những người lính trên mặt trận luôn luôn phải đối mặt với những nguy hiểm thì cuộc sống như  của Hitler "là sống trên thiên đường", họ mong muốn mà cũng không có được.

Ấp ủ hy vọng trở thành huyền thoại

Sau cuộc nổi dậy năm 1923 thất bại và phải ngồi tù trong một thời gian ngắn, Hitler và tay sai đã vận dụng một cách khéo léo những kinh nghiệm thu được trong chiến tranh Thế giới thứ I để đắc cử và bước trên con đường đi đến vinh quang. Nhà sử học Weber viết "trong giai đoạn 1925 đến 1933, khi đề cập những giai thoại về Trung đoàn của Đại tá List, tài hùng biện của Hitler đã được bộc lộ".

Trước khi chiến tranh Thế giới 2 nổ ra, trùm phát xít thường thích dạo bộ một mình trong yên tĩnh.

Những người từng tham chiến với Hitler đã cho xuất bản nhiều cuốn sách đầy những lời tâng bốc về kí ức của họ trên chiến trường dưới những cái tên như "cùng với Hitler trong trung đoàn Bavarian RIR 16 List" và "Adolf  Hitler trên chiến trường, từ năm 1914- 1918". Một tác giả đã viết một cách sôi nổi rằng, từ khi Hitler gia nhập trung đoàn này thì "có thể ông là người đã mở ra một kỉ nguyên mới, đó là điều không thể chối cãi được". Thậm chí là trong một cuốn sách dành cho trẻ em, Hitler cũng được miêu tả "luôn luôn là người lính quả cảm nhất trong tất cả các trận chiến".

Bất cứ ai phủ nhận sự xuyên tạc lịch sử này đều bị đàn áp một cách không thương tiếc và đều bị bắt đến một trại lính tập trung. Ví dụ như Hugo Gutmann - một trong những sĩ quan người Do Thái đã rơi vào tay của tổ chức Gestapo năm 1937 và bị giam 2 tháng vì tội "coi thường, xúc phạm và có những lời lẽ xuyên tạc về Hitler".

Hitler - giống như tất cả các liên lạc viên khác, được trao tặng huy chương Chữ thập Sắt hạng nhất. Đó cũng là chiếc huy chương mà Hitler đeo trên mình khi ông ta tự tử.



Văn Nguyễn-T.P.(theo Spiegel.de)
.
.