Cảnh sát Nam Phi gia tăng tỷ lệ sĩ quan người da màu
- “Obama của Nam Phi” xuất hiện khi niềm tin của người dân lung lay
- Nam Phi: Bạo lực bùng phát và lan rộng khó kiểm soát
Sau khi chủ nghĩa Apartheid kết thúc vào năm 1994, sự thay đổi diễn ra một cách nhanh chóng nhờ lực từ phía những nhà hoạt động nhân quyền, lực lượng cảnh sát ở Alexandre đã có nữ chỉ huy da màu đầu tiên. Hiện nay, nhiều sĩ quan cảnh sát da màu sống yên bình trong cộng đồng Alexandre và các đồn cảnh sát cũng không còn dựng rào chắn bảo vệ.
Nữ đại tá Nhluvuko Zondi - người trở thành sĩ quan cảnh sát năm 1987 và là nữ cảnh sát trưởng da màu đầu tiên năm 2015 - cho biết: “Hiện nay, mọi người đều có thể bước vào đồn cảnh sát bất cứ lúc nào. Bây giờ tôi cũng có thể mặc cảnh phục và đi đến bất cứ nơi đâu”.
Zondi phải mất 5 năm sau khi kết thúc chế độ Apsrtheid ở Nam Phi mới cảm thấy thoải mái với người dân địa phương ở khu ngoại ô người da màu ở của thành phố Alexandre. Từ một lực lượng do thiểu số người da trắng nắm quyền điều hành, ngày nay cảnh sát Nam Phi đã nằm dưới quyền kiểm soát của tuyệt đại đa số sĩ quan da màu.
Nữ Đại tá Nhluvuko Zondi (trái). |
Ở Mỹ trong thời gian gần đây, những vụ cảnh sát da trắng bắn chết người da màu, kể cả những vụ người da màu giết cảnh sát ở Dallas và Baton Rouge (Los Angeles), đã làm rung chuyển đất nước và phơi bày trước thế giới một xã hội còn mang nặng tính phân biệt chủng tộc.
Có lẽ không một đất nước nào hiểu rõ mối bất hòa giữa cảnh sát và người dân như là Nam Phi. Vấn đề chủng tộc chính là rào cản duy nhất trong mối quan hệ giữa cảnh sát và người dân. Sự nghèo đói, tham nhũng và bạo lực - đặc biệt tại những khu ngoại ô tập trung cao người da màu - cũng góp phần gây mất lòng tin cũng như xung đột giữa hai bên.
Ngày nay, người da màu chiếm gần 80% trong lực lượng cảnh sát ở Nam Phi nhưng mối quan hệ giữa cơ quan thực thi pháp luật và các cộng đồng người da màu nghèo khó vẫn còn khoảng cách nhất định, nhất là ở Alexandre. Mặc dù từ lâu người dân khu ngoại ô đã thừa nhận mối quan hệ với cảnh sát có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều người không thích lực lượng này.
David Khumalo, 60 tuổi nói: “Dưới thời Apartheid, khi nhìn thấy cảnh sát là chúng tôi bỏ chạy nhưng bây giờ chúng tôi có thể ngồi trò chuyện với cảnh sát, bảo với họ về những điểm nóng tội phạm”. Nhưng Khumalo vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn vào cảnh sát mà chỉ ở mức “70%”. Nam Phi là vùng đất nguy hiểm hơn Mỹ, với tỷ lệ cảnh sát giết dân thường và ngược lại ở mức rất cao.
Sau khi chế độ Aparthied kết thúc, lực lượng cảnh sát Nam Phi bước vào giai đoạn cải tổ mạnh mẽ về lĩnh vực tôn trọng nhân quyền. Nhưng trong thập niên qua, khi làn sóng tội phạm tăng cao, cảnh sát Nam Phi khó tránh khỏi việc sử dụng bạo lực. Để đối phó với tội phạm, lực lượng cảnh sát quốc gia Nam Phi tăng quân số lên 194.000 người - tức tăng 60% so với 121.000 người năm 2002.
Richard Mamabolo đánh giá sự tăng nhân lực này vẫn không thể kéo giảm tỷ lệ tội phạm khi mà những vấn đề đàng sau nó - như là nghèo đói, thất nghiệp, bất bình đẳng trong thu nhập giữa người da màu và da trắng - vẫn còn tồn tại ở mức cao nhất thế giới. Richard Mamabolo là người phát ngôn cho Liên minh Cảnh sát và Nhân quyền trong nhà tù (POPCRU), một tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất của lực lượng cảnh sát Nam Phi.
Hiện nay, cảnh sát Nam Phi triển khai lực lượng theo 2 hướng khác nhau - tập trung nhiều hơn ở những khu ngoại ô nghèo khó, trong khi hạn chế tại “những khu của người da trắng và da màu giàu có” bởi vì đó là tầng lớp “có nhiều tiền để thuê luật sư và cảnh sát biết mình có nguy cơ gặp nhiều rắc rối” - theo Mamabolo.