Những hoạt động bí mật của Tình báo Ấn Độ ở nước ngoài
- Tình báo Ấn Độ phá âm mưu khủng bố của IS
- Tình báo Ấn Độ muốn thu thập dữ liệu cá nhân từ điện thoại BlackBerry
- Vì sao chỉ huy tình báo Ấn Độ phải từ chức?
Sử dụng các chiến thuật khác nhau tùy theo từng nước thể hiện rõ những gì mà M. K. Dhar đã viết trong cuốn sách. Theo kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng của RAW, vào ngày 30-11-1988, 400 lính đánh thuê tinh nhuệ xâm nhập thủ đô Male của Maldives và Ấn Độ nhanh chóng phản ứng với quyết định gửi khoảng 1.600 binh sĩ sang đảo quốc đánh bật bọn tấn công ra khỏi các đường phố. Bằng cách này, Maldives đã hoàn toàn nằm dưới sự ảnh hưởng của Ấn Độ.
Sri Lanka là một ví dụ chưa từng có về sự xâm nhập của điệp viên RAW khi nước này chìm sâu vào bạo lực trong thời thời gian dài. Theo tiết lộ của Ủy ban Jain (do chính quyền Ấn Độ thành lập để điều tra vụ ám sát thủ tướng Rajiv Gandhi), từ năm 1981, RAW đã lập ra 30 căn cứ huấn luyện ở Ấn Độ nhằm mục đích ủng hộ ngầm Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE) và một số thành viên của nhóm này thậm chí còn nằm trong bảng lương của cơ quan tình báo.
M.K. Dhar và cuốn sách “Các bí mật mở: tiết lộ về tình báo của Ấn Độ”. |
Thực ra thì việc này có nguyên do của nó. Trong quá khứ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói với Tổng thống Siri Lanka Mahinda Rajapaksa rằng quyền và sự an toàn của cộng đồng người Tamil (ở miền Nam Ấn Độ và miền Bắc Sri Lanka) cần được duy trì.
Trong suốt nhiều năm dài, chính quyền Ấn Độ cũng được cho là đã sử dụng RAW để tác động nội bộ Nepal và thành lập chính phủ thân Ấn Độ. Khi chính quyền Nepal muốn ngả theo Trung Quốc – quốc gia mà New Delhi coi là đối thủ chiến lược trong khu vực – lập tức mạng lưới điệp viên RAW thâm nhập sâu vào Quốc hội Nepal và các cơ quan chính quyền khác để nhằm lôi kéo nước này trở lại chịu ảnh hưởng của Ấn Độ.
Pakistan đặc biệt là quốc gia được cho là phải hứng chịu nhiều chiến dịch tác động bí mật của RAW. Dựa vào mạng lưới điệp viên đông đảo và chuyên nghiệp của mình, vào năm 1971 RAW đã cố gắng hết sức để duy trì hoạt động ở Đông Pakistan bất chấp tình trạng chiến tranh giữa 2 nước. New Delhi khi ấy đã cho thành lập hơn 200 văn phòng ngoại giao và trại huấn luyện ở Afghanistan để giúp điệp viên RAW, với sự hỗ trợ chiến thuật của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), ra sức làm suy yếu ảnh hưởng của Pakistan ở nước này.
Trung Quốc được Pakistan cho phép sử dụng các cảng Gwadar để vận chuyển hàng hóa đến Trung Quốc và châu Phi. |
Những hoạt động của RAW được cho là càng nổi bật ở Kashmir – khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan từ lâu. Từ năm 1989, quân đội Ấn Độ đã hỗ trợ mạnh mẽ mọi hoạt động của RAW, giúp cơ quan tình báo này cài cắm hoạt động tại Kashmir.
Một trong những vai trò quan trọng hàng đầu của RAW được cho là phá hoại mối quan hệ chiến lược Trung Quốc – Pakistan. Trong bối cảnh hiện tại, sức mạnh kinh tế đang tăng nhanh của Trung Quốc đi đôi với quan hệ chiến lược của quốc gia khổng lồ này với Thế giới Thứ 3 đã không thể làm cho Ấn Độ và Mỹ ngồi yên được. Do đó, sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ấn Độ với chiếc ghế thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và hiệp ước hợp tác hạt nhân giữa Mỹ và Ấn Độ là một phần trong kế hoạch của Washington nhằm biến Ấn Độ thành sức mạnh đối trọng với Trung Quốc ở châu Á.
Hoạt động của RAW nhằm vào các quốc gia khác trong khu vực và được tiến hành với kỹ năng và tính chuyên môn cao. |
Trong khi đó, Bắc Kinh và Islamabad cũng có những bước đi quan trọng nhằm tăng cường hợp tác phòng thủ chung của họ. Ví dụ, 2 quốc gia đã ký kết nhiều hiệp ước nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm năng lượng, viễn thông, thương mại và công nghệ hàng không vũ trụ.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đồng ý cung cấp các lò phản ứng hạt nhân cho Pakistan. Đáp lại, Trung Quốc được Pakistan cho phép sử dụng các cảng Gwadar và Karachi để vận chuyển hàng hóa đến Trung Quốc và châu Phi. Và nhiệm vụ của RAW là phải nắm bắt được những hoạt động ấy.