Điều gì xảy ra trong giấc ngủ?

Thứ Tư, 11/03/2020, 10:52
Trong khi chúng ta ngủ thì cơ thể vẫn tiếp tục hoạt động. Trong lúc ngủ chúng ta khó theo dõi được cơ thể mình. Vậy điều gì xảy ra với chúng ta khi đang ngủ?


Mũi cũng "ngủ"

"Súng bắn bên tai cũng không thức" - Những người ngủ ngon thường tự tin tuyên bố như vậy. Trên thực tế thì những âm thanh lớn chát chúa không phụ thuộc vào môi trường và sự xuất hiện bất kỳ nào của nó, đưa con người ra khỏi giai đoạn bất kỳ nào của giấc ngủ, thậm chí là đang ngủ sâu nhất, và hoạt động của chiếc đồng hồ báo thức dựa trên nguyên tắc này. 

Tuy nhiên, điều thú vị là ngay cả những mùi hắc nhất được cảm nhận trong giấc ngủ cũng không đánh thức được người đang ngủ mặc dù não của họ vẫn nhận diện được. Thay vào đó thì thông tin được khứu giác thu nhận một cách thông suốt, kết hợp với hình ảnh được thiết kế bởi não bộ.

Khi mùi hăng của hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm chứ không phải là mùi dễ chịu của bạc hà, các nhà khoa học của Trường đại học Braun (Mỹ) không đánh thức được những người tình nguyện tham gia thử nghiệm. Điều này được lý giải là phần lớn những người tử vong khi đang ngủ trong khi hỏa hoạn là bởi họ không nhận biết được mùi khét của đám cháy dữ dội.    

Cử động trong khi ngủ

Có cảm giác là tư thế ngủ, việc thiếu hoạt động thể chất và tư duy được biểu hiện trong tình trạng yên tĩnh hoàn toàn.

Trên thực tế thì cơ thể vẫn tiếp tục phản ứng với những kích thích lạ như màu sắc, tiếng ồn, nhiệt độ trong phòng. Bởi trong một phần cơ thể có tiếp xúc với bề mặt với áp lực tối đa do đó mà có sự thay đổi tư thế nhiều lần trong giấc ngủ. Trung bình một người khỏe mạnh thực hiện khoảng 25 động tác khác nhau trong giấc ngủ vài tiếng đồng hồ.

Trong khi có 70% trong số đó có ảnh hưởng xấu đối với cường độ của giấc ngủ, không cho phép chúng ta có được giai đoạn ngủ sâu nhất để nghỉ ngơi hoàn toàn và khôi phục năng lượng.

Trong khi ngủ sâu đa số các cơ bị yếu đi nhưng không bị tê liệt mà vẫn duy trì hoạt động quá mức cho người đang ngủ. Với những quá trình này thì sự nguy hiểm của giấc ngủ là trong tình trạng say rượu, khi con người trong một vài giờ không thay đổi tư thế khiến tăng áp lực lên một số bộ phận của cơ thể và phát sinh nguy cơ tiềm năng của bệnh thần kinh.

Não vẫn tổng hợp thông tin

Bộ não, tất nhiên là không bị ngắt trong thời gian ngủ mà chỉ chuyển vào chế độ hoạt động khác để tiếp tục kiểm soát các quá trình đang diễn ra trong cơ thể. Các tế bào não giảm độ nhanh của phản ứng đối với những kích thích ngoại vi và bắt đầu làm việc với trình tự và phân loại thông tin thu nhận được trong thời gian tỉnh táo.

Những số liệu này được sắp xếp, tổng hợp với những dữ liệu đang có và gửi đến lưu trữ ở các khu vực thích hợp của bộ não. Tình trạng thường xuyên mất ngủ cần có thời gian để xử lý thông tin, hậu quả là những dữ liệu bị nhầm lẫn, còn con người bắt đầu có tình trạng giảm trí nhớ.

Não tẩy độc tố

Độc tố được tích tụ không chỉ trong thận và gan mà còn trong dịch tủy não của cơ thể. Chính trong thời gian ngủ, các tế bào thần kinh đệm bao quanh tế bào thần kinh và hỗ trợ não co lại do đó làm tăng không gian ngoại bào và tăng dòng chảy của chất lỏng đẩy các độc tố ra khỏi não. 

Trong khi ngủ thì hệ thống thúc đẩy sự hoạt động của mình lên gấp 10 lần. Nếu điều đó không xảy ra thì từ những protein độc tố đang tồn tại trong não sẽ hình thành những mảng bám gây ra bệnh Alzheimer và Parkinson. 

Tiếc rằng việc bơm chất lỏng thông qua mô não đòi hỏi chi phí năng lượng lớn và không tương thích với các quá trình xử lý thông tin, vì thế mà các sinh vật sống không thể hoạt động tốt khi không có được giấc ngủ tốt.

Chiều cao và cân nặng

Nằm ngủ làm giảm tải xuống các đĩa đệm, chúng được làm ẩm, kéo dài và mất nhiều thời gian hơn mà không chịu áp lực của cơ thể. Như vậy cột sống được thẳng nhưng vào buổi tối, đặc biệt là sau khi thức dậy chiều cao được kéo dài hơn so với ban đầu.

Hải Yến (Tổng hợp)
.
.