Giết san hô để phục vụ sinh vật biển và con người
- Ô nhiễm âm thanh đe dọa sinh vật biển
- Công viên khổng lồ bảo vệ sinh vật biển
- Đinh ốc 300 triệu năm tuổi hay sinh vật biển hóa thạch
Từ căn cứ đó, họ tiếp tục nghiên cứu tìm xem tác động tiêu cực của san hô lên con người và những vi sinh vật biển. Kết quả khả quan này đã được phổ biến vào ngày 26/6 vừa qua.
Giết san hô như thế nào?
Trong một căn phòng lạnh tại Đại học Temple, Philadelphia, những mảnh san hô có kích thước bằng ngón tay được ngâm trong bốn bể nước biển nhỏ. Động vật khỏe mạnh cư trú bên trong những cơ thể cứng này. Chúng được cắt từ các rặng san hô nằm sâu dưới 1.000m ở Vịnh Mexico, được đặt trong xe tải lạnh đặc biệt chuyển đến phòng thí nghiệm.
Các bể cá có chứa "siêu san hô" Lophelia pertusa, tại Đại học Temple ở Philadelphia. |
Chúng được giữ gần một năm trong một chiếc bồn được thiết kế mô phỏng các điều kiện môi trường như "nhà" của chúng. Một phòng lạnh duy trì nước ở 46,4 độ F, máy bơm cung cấp carbon dioxide, acicd đến mức hầu hết các sinh vật biển khác sẽ không chịu đựng được. Để ngăn chặn căng thẳng, san hô được giám sát chặt chẽ bởi những sinh viên đã cho chúng ăn bằng pipet, giống như những con mama chăm sóc chim con.
Trong ba mươi năm qua, việc đánh bắt quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu đã loại bỏ khoảng một nửa các rặng san hô nước cạn trên hành tinh.
Loài san hô được nghiên cứu trong căn phòng lạnh này là "siêu san hô" Lophelia pertusa, những rặng san hô khổng lồ trong vùng biển lạnh trên khắp thế giới, sâu tới hơn 1.100 m dưới bề mặt. Chúng hỗ trợ đa dạng sinh học và là ngôi nhà của những ngôi sao, bạch tuộc, cá mập, cua và cá.
Erik Codes - một nhà sinh thái học biển sâu phụ trách phòng thí nghiệm tại Temple, đã phát hiện ra rằng san hô Lophelia “giỏi hơn” trong việc chịu đựng những đe dọa công nghiệp và khí hậu hơn các loài san hô khác.
Các nhà khoa học muốn biết Lophelia chịu đựng ở ngưỡng bao nhiêu. Những cá thể sống sót sẽ là ứng viên cho những nỗ lực để khôi phục môi trường biển sâu bị ảnh hưởng bởi vụ tràn dầu Deepwater Horizon trong năm 2010.
Thu thập san hô ở vùng biển sâu
Khi giàn khoan Deepwater Horizon phát nổ ở Vịnh Mexico năm 2010, hàng trăm triệu gallon dầu khí ngấm xuống gần 3.500 m dưới bề mặt. Để phá vỡ dầu nhanh hơn, 700.000 gallon chất phân tán hóa học đã được bơm ngay trên đầu giếng khoan. Chất tẩy rửa công nghiệp nàyđã phá vỡ dầu và làm cho chúng độc hại hơn . Hậu quả của vụ tràn dầu giết chết mười người, đóng cửa ngư trường, và tàn sát các hệ sinh thái biển và ven biển, trong đó có san hô nước sâu.
Từ năm 2010, Tiến sĩ Cordes và các nhà khoa học khác đã làm việc để tìm ho::4Ằ10:: hiểu ảnh hưởng của hydrocacbon từ tai nạn và khí gas tự nhiên phát ra trong các rặng san hô và những hệ sinh thái biển sâu khác.
Lophelia có thể phục hồi từ sự cố tràn dầu và dọn dẹp hậu quả trong điều kiện khí hậu hiện tại. Chỉnh sửa gene để làm cho san hô mạnh mẽ hơn cũng là một giải pháp.
Việc giết san hô cũ đã nhiễm độc dầu và tiến hành cấy ghép, chuyển hóa gene để biến thành san hô thành mạnh khỏe, cấy ghép, tạo gene mới, chuyển thành san hô tốt, là cách bảo vệ con người và vi sinh vật biển".