Cuộc chạy đua viễn thám trên bầu trời Trung Đông

Thứ Tư, 04/08/2021, 09:48

Vào ngày 6 tháng 7 năm 2020, ngay lúc 4 giờ sáng, Cục hàng không vũ trụ Israel (IAA) và Cục công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (IAI) đã phóng đi vệ tinh Ofek-16 (“Orpheus”) từ căn cứ không quân Palmachim, tức ngay giữa nhà nước Do Thái. Bộ phận tải là tên lửa Shavit 2 và sau 90 phút bay, cuối cùng vệ tinh cũng đạt tới quỹ đạo theo các tính toán.

Hãng Elbit System cũng hợp tác trong chương trình này với nhà tổ chức là MLM thuộc IAI. Elbit System cung cấp camera vũ trụ sao Mộc với độ phân giải cao lên đến 50cm ở độ cao 600km, chỉ trong 1 lần chụp, camera của vệ tinh Ofek-16 có thể chụp ảnh trên diện tích 15 km2. Những công ty “máu mặt” khác như Hệ thống quốc phòng tiên tiến Rafael (RADS) và Tomer cũng chế tạo ra các động cơ phóng, cũng như hãng Baer System và Cielo Inertial Systems thì cung cấp những hệ thống định vị và vệ tinh hoàn toàn tự chủ.

Ofek-16 do thám chương trình hạt nhân của Iran

Ofek-16 là một vệ tinh được thiết kế để phục vụ hoạt động trinh sát quang điện tử tiên tiến, trong đó còn phải kể đến một phiên bản mới nâng cấp với hệ thống chụp quang điện độ nét cao hiện đang sẵn sàng sử dụng bởi camera sao Mộc, và cũng như có mặt trong vệ tinh OPSAT-3000 với độ phân giải xa hơn tăng lên 0,5m.

Cho đến nay Israel đã có 10 vệ tinh Ofek hiện đang hoạt động, và cũng chỉ có duy nhất 13 quốc gia trên thế giới phóng loại tàu vũ trụ này, trong đó chiếc đầu tiên của Israel được phóng lên vũ trụ vào ngày 19 tháng 9 năm 1988. Tuy vậy, Israel chưa từng công bố số lượng chính xác các vệ tinh tiên tiến mà họ có trên quỹ đạo, nhưng chắc chắn một điều rằng vệ tinh Ofek-9 (đã trở về Trái đất) vẫn đang hoạt động, thêm vào đó là có các vệ tinh Ofek-11 cũng như vệ tinh Ofek-8 (TechSAR 1) và Ofek-10 (TechSar 2) là những vệ tinh với radar khẩu độ tổng hợp cho phép kiểm soát chiến lược liên tục trên mặt đất.

Cuộc chạy đua viễn thám trên bầu trời Trung Đông -0
Bên trong nhà máy chế tạo vệ tinh Ofek-16 của Israel trước khi phóng vào vũ trụ, sứ mạng của nó là giám sát toàn bộ khu vực Trung Đông. Ảnh nguồn: NASA Space Flight. 

Như thường lệ, những hình ảnh được chụp bởi mạng vệ tinh Ofek sẽ được phân tích bởi Đơn vị tình báo 9900, và cũng cần nhớ lại các vệ tinh liên lạc quân sự Amos với mạng lưới bao phủ toàn bộ những khu vực chiến lược quan trọng trên thế giới. Và cũng nên nhắc lại rằng Đơn vị 9990 là một phần của Lực lượng quốc phòng Israel và chỉ làm việc với Tình báo hình ảnh (IMINT).

Cùng với Đơn vị 8200, các giao dịch với Tình báo tín hiệu (SIGINT) và Đơn vị 504, đã cung cấp Tình báo con người (HUMINT) rất xuất sắc, và cũng gửi các mật vụ đến mọi nơi trên thế giới nhằm hình thành nên một cơ quan tình báo quân sự tuyệt mật mang tên Aman.

Thủ tướng Netanyahu từng úp mở nói rằng vệ tinh mới Ofek-16 sẽ “tăng cường phòng thủ đáng kể cho nền quốc phòng Israel chống lại các đối thủ gần và xa”. Rõ ràng người Israel đang muốn ám chỉ đến nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, mặt khác các khả năng kiểm soát lãnh thổ, những chuyển động và các cấu trúc thiết yếu nhằm giúp cho Israel giám sát tốt toàn bộ Trung Đông.

Thực vậy, với vệ tinh Ofek-16 satellite, Israel có thể quan sát toàn Trung Đông và các khu vực khác với độ chính xác cực cao. Thêm nữa, người Israel muốn đề cập tới việc Iran phóng thử vệ tinh gián điệp đầu tiên vào cuối tháng 4 năm 2019 sau vài lần thử nghiệm thất bại. Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã phóng vệ tinh do thám hiện đại đầu tiên của họ mang tên Noor 1 (ánh sáng) vào vũ trụ. Vệ tinh này được đưa lên quỹ đạo bởi tên lửa Ghased, loại tên lửa chưa từng được công bố từ trước đó bởi giới chức và truyền thông Iran.

Không hoài nghi gì nữa, vệ tinh Ofek-16 chính là nhằm giám sát chặt chẽ chương trình hạt nhân của Iran, song cuộc chạy đua vệ tinh IMINT giờ đây cũng đã lan sang toàn bộ khu vực Trung Đông và cả khu vực Maghreb. Thực vậy, chỉ trong vòng vài ngày, Tunisia đã phóng vệ tinh tự thiết kế và sản xuất mang tên Challenge ONE vào không gian tại sân bay vũ trụ Baikonur của Nga, trong khi đó Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (U.A.E) cũng khởi động Sứ mệnh Sao Hỏa của riêng họ.

Cuộc chạy đua vệ tinh ở Trung Đông

Hồi năm 2014, U.A.E đã tự tái thiết cơ quan vũ trụ của họ, và Tổ chức điều phối vũ trụ Arab (ASCG) cũng đã được thành lập vào tháng 3 năm 2019 với sự tham gia của hàng loạt quốc gia như Jordan, Bahrain, Algeria, Sudan, Lebanon, Kuwait, Marốc và Ai Cập. Loại vệ tinh mới với tên gọi “813” đã được phát triển bởi Đại học U.A.E ở Al Ayn và sẽ hoạt động trong vòng 3 năm tới. Dữ liệu sẽ được tái xử lý bởi một trung tâm đặt ở Bahrain.

Tuy vậy, mục tiêu của Cơ quan vũ trụ Liên Ảrập (PASA) là chế tạo các loại vệ tinh nhằm giám sát biến đổi khí hậu và biến đổi môi trường. Tuy nhiên, 813 cũng là năm ra đời Nhà Thông Thái ở Baghdad dưới thời kỳ trị vì của nhà vua Al Ma’mun. Tại Ai Cập, một hệ thống vệ tinh dựa trên TIBA-1 (một loại vệ tinh quân sự được thiết kế và chế tạo bởi các hãng Thales, Alenia Space và Airbus) trong các nhà xưởng mang tầm vóc lịch sử ở Toulouse (Pháp).

37-3.jpg -0
 Hệ thống phần cứng tự trị là Seperh 110 do Iran chế tạo có tác dụng làm “tàng hình” các đơn vị tác chiến mạng của nước này. Ảnh nguồn: Pars Today.  

Thêm nữa, Ai Cập cũng có vệ tinh EgyptSat 2 (còn có tên gọi khác là MisrSat 2) được chế tạo và thiết kế bởi hãng Energy (Nga) liên kết với công ty NARSS (Ai Cập) và đi vào hoạt động kể từ năm 2013. Saudi Arabia cũng lệ thuộc vào hệ thống vệ tinh Saudisat 2, 3, 5A và 5B cho các hoạt động thông tin liên lạc, ngoài ra còn có các hệ thống vệ tinh World View Scout 1, 2, 3, 4, 5 và 6.

Hiện thời có tổng cộng 363 loại vệ tinh khác nhau của Trung Quốc đang hiện diện trên quỹ đạo. Trung Quốc muốn có quyền tối cao về không gian so với Mỹ, và sẽ không nhượng bộ nước này hoặc thậm chí không thể kém Châu Âu; trong tương lai Trung Quốc muốn hỗ trợ cho các đồng minh của họ ở Trung Đông. Trung Quốc hiện đang làm chủ một hệ thống chống vệ tinh rất quan trọng gọi là SC-19, một phương tiện động năng ASAT được phóng vào vũ trụ bởi tên lửa đạn đạo tầm trung đã hoạt động kể từ năm 2007, nhằm trực tiếp tấn công các vệ tinh địch.

Trung Quốc cũng đang sở hữu các loại tên lửa chống vệ tinh đáng gờm như Dong-Neng-3 và Hongqi-19, và đã được thử nghiệm trong năm 2015, trong khi đó nước này cũng đã thử nghiệm vệ tinh ASAT bằng các cánh tay máy nhằm phục vụ các khâu thị sát và sửa chữa. Chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ thực hiện sứ mạng sao Hỏa được biết đến dưới cái tên “Tianwen-1” và lưu lại trong không gian vài ngày.

Với các tài liệu được thu thập, nhóm tác giả viết bài này tin rằng còn có một địa điểm khác được gọi là “Imam Khomeini”, nó là địa điểm chính trong số 8 địa điểm tên lửa và vệ tinh quốc gia của Iran nằm tọa lạc ngay ở tỉnh Semnan (phía Đông thủ đô Tehran). Từ năm 2009 đến năm 2015, tổng cộng đã có khoảng 45 vệ tinh được Iran phóng từ các điểm khác nhau vào vũ trụ, nhưng không có cái nào trong số đó tồn tại trong quỹ đạo quá vài tháng. Chắc chắn là những bệ phóng không gian của Iran chủ yếu dựa trên loại tên lửa đạn đạo được cải tiến của nước này.

Sức mạnh chiến tranh mạng của Iran

Gần đây, Iran cũng thành lập “Trung tâm giám sát không gian” mà chủ yếu dùng radar, các công nghệ quang học vô tuyến và theo dõi vô tuyến. Ngoài ra, Iran đã từng có một trung tâm khác hoạt động từ năm 2018 chuyên theo dõi (bằng các radar cụ thể) tất cả vệ tinh ở Tầng thấp quỹ đạo trái đất (LEO). Cho đến nay, Iran có 2 phương tiện phóng chính là Safir 1 và Safir 2 mà thường được gọi chung là Simorgh.

Trong hệ thống không gian Iran, cơ quan chuyên trách đã được thành lập năm 2004 và đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông (MICT), song nó lại phụ thuộc lớn vào Hội đồng không gian tối cao có chủ tọa là Tổng thống cộng hòa Hồi giáo Iran. Iran có thể sản xuất các loại tên lửa liên lục địa và đạn đạo cùng các loại vũ khí khác với số lượng lớn, mà cho đến ngày nay những thứ này vốn được xem là sự thừa hưởng từ các loại tên lửa Taepo Dong, No Dong được phát triển chủ yếu bởi Bắc Triều Tiên.

Chưa hết, trong một cuộc duyệt binh vào cuối năm 2019, Iran đã công bố một loại tên lửa đạn đạo tự động có tên là Labbayk-1, vốn được cho là bản chuyển đổi từ 2 loại tên lửa đạn đạo truyền thống của Iran là Zelzal và Fateh-110 thành những bệ phóng vệ tinh và vũ khí dẫn đường. Rất có thể Iran đã được Trung Quốc và Nga bí mật chuyển giao những công nghệ laser “xuyên thủng” khí quyển và cho phép chúng hủy diệt các vệ tinh năng lượng điện tử hoặc vũ khí động năng bằng những công nghệ tiên tiến hay vũ khí gây nhiễu điện tử.

Trước đó từ năm 1990, Nga đã nhất trí thiết kế và chế tạo (cùng với các nhà khoa học Iran) một nhà máy điện hạt nhân dân sự và quân sự hiện đại đầu tiên. Đến năm 2021, Iran và Bắc Triều Tiên đã ký một thỏa thuận “Hợp tác khoa học công nghệ và dân sự” mà cho đến nay đây vẫn là một bước chuyển giao quân sự vĩ đại, trên hết là công nghệ hạt nhân.

37-2.jpg -0
 Hình ảnh vệ tinh chống tên lửa đạn đạo SC-19 của Trung Quốc. Ảnh nguồn: Global Security.

Iran cũng chứng tỏ kỳ tích trong việc sửa đổi hoặc làm mù những hệ thống GPS. Năm 2011, Iran tuyên bố đã buộc một máy bay không người lái RQ-170 của Mỹ phải hạ cánh ngay trên lãnh thổ của mình sau khi làm gián đoạn và thao túng liên lạc bằng vệ tinh tham chiếu cũng như bộ thu GPS của máy bay. Đã từ lâu một căn cứ của Iran đặt trên một trong các hòn đảo của eo biển Hormuz đã điều chỉnh thông tin liên lạc của nhiều máy bay và tàu bè để chúng vô tình chạy vô lãnh hải Iran và bị nước này bắt giữ.

Cũng trong năm 2019, Tổng tư lệnh Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã thông báo cho phần còn lại của thế giới việc xây dựng và bắt đầu một hệ thống phần cứng tự trị cho chiến tranh mạng và gây nhiễu bất lợi, hệ thống đó được biết đến dưới cái tên là Seperh 110, có tác dụng làm “tàng hình” mọi đơn vị tác chiến mạng. Năm 2020, Trung tâm nghiên cứu và chống Thánh chiến tự động (CAJR) của Iran đã loan báo về việc chế tạo một hệ thống chống gây nhiễu có thể xách tay mà nước này khẳng định sẽ có thể nhận dạng và hủy diệt các loại máy bay không người lái.

Iran đã chứng tỏ các khả năng không gian mạng lợi hại của họ: một số hoạt động tấn công đã được thực hiện nhằm chống lại những cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, cũng như cuộc tấn công dịch vụ từ chối phân tán 2012 (DDOS) nhằm chống lại một số ngân hàng và tập đoàn viễn thông Mỹ làm thiệt hại hơn 5 triệu USD. Hồi năm 2019, FBI trở thành mục tiêu của các hoạt động xâm nhập và xóa dữ liệu hoạt động – có thể do Iran gây ra – liên quan đến những công nghệ vệ tinh bí mật của Mỹ.

Iran cũng chế tạo virus máy tính Shamoon nhắm mục tiêu hủy diệt toàn bộ các hệ thống máy tính nội bộ. Trong một số thời điểm của năm 2019, những cuộc tấn công đến từ Iran vào các mạng máy tính ước thiệt hại khoảng 500 triệu USD/ ngày. Trong lúc đó, Iran lại xây dựng mô hình tác chiến bão hòa tình báo (dù chưa thực sự hoạt động) bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, thực tại tăng cường và dữ liệu lớn.

Cần nhắc lại rằng lần đầu tiên, Israel đã từng đáp trả một cuộc tấn công mạng bằng một cuộc phản công thông thường, hủy diệt tổng hành dinh mạng của Hamas vào đầu tháng 5 năm 2019. Nói tóm lại, tình hình cân bằng hiện nay đối với các hệ thống vũ khí và vũ khí vệ tinh ở Trung Đông lệ thuộc vào các mạng không gian và chúng phức tạp hơn chúng ta có thể tưởng tượng.

Văn Chương (Tổng hợp)
.
.