Từ chàng trai phụ tá trở thành siêu tỉ phú thời trang
- Các siêu mẫu thập niên 90 hiện sống ra sao?
- Sự trở lại ngoạn mục của siêu mẫu Claudia Schiffer
- Sự kiện thời trang lần đầu tiên ở Campuchia
Rồi chưa đầy 4 năm sau anh đã trở thành người phụ tá chủ chốt của nhà thiết kế thời trang huyền thoại Christian Dior (1905-1957). Saint Laurent không phải là nhà sáng chế, mà đúng hơn là người biết biến hóa tài tình những kiểu dáng truyền thống vào trong các kiểu mới.
Báo giới thời ấy “lướt” qua chàng trai kỳ lạ hay ngượng ngập với câu hỏi gần như thừa, rằng sắp tới đây chúng ta sẽ buộc phải gọi anh là Saint Laurent-“lớn” chứ ? Vâng, chúng ta phải gọi anh như vậy, khi Y. S. Laurent tự lập cách đây hơn nửa thế kỷ và đưa ra những mốt đầu tiên, chứng tỏ mình không cần phải “ẩn” sau cái tên Dior khổng lồ nữa.
Đồng thời - lúc đó anh 26 tuổi - Yves đã minh chứng rằng với tài năng không thể phủ nhận của mình, sẽ bắt đầu khởi nghiệp từ Dior-“nhỏ” nhanh chóng trở thành Saint Laurent-“lớn”. “Giữa những nhà tạo mốt hàng đầu, Yves luôn “nhô” lên trước một chút”, tờ The New York Times từng nêu nhận xét và gọi anh là “vua mốt” ngay từ cuối thập niên 60 thế kỷ trước.
Siêu tỉ phú thời trang người Pháp gốc Algeria lúc sinh thời. |
Những kiểu mà “vua mốt” đưa ra, không chỉ lôi cuốn nữ giới, mà cả các đối thủ cạnh tranh - những người thường áp dụng “rập khuôn” nhiều kiểu của anh trên bình diện toàn cầu. Phụ nữ khắp nơi mặc những kiểu “rẻ” hơn của Saint Laurent, thậm chí trẻ em cũng khoác đồ “rởm” bắt chước hàng hiệu từ anh nữa. Đó là một thực trạng nan giải mà giới tạo mốt của hành tinh luôn gặp phải...
Khi nhà thiết kế thời trang trẻ tuổi trở thành người dẫn đầu trong giới đồng nghiệp tại “kinh đô thời trang” Paris, anh liền “đoạn tuyệt” với lối tạo mốt truyền thống: nay kiểu A, mai kiểu N, mốt dạng X v.v… Tới lúc đó các nhà tạo mốt trên địa cầu vẫn tiếp tục lôi cuốn nữ giới bằng cách đưa ra hết kiểu này đến mốt khác; còn Yves nêu ra phong cách riêng - một nguyên tắc nhà nghề mới còn nguyên giá trị cho tới nay: “Phụ nữ phải được tự do lựa chọn những thứ mình thích, vậy sao lại “buộc” họ mặc kiểu này - kiểu kia? Tốt nhất là để họ vận những kiểu phù hợp. Trang phục phải lệ thuộc vào cá nhân họ, chứ không phải ngược lại”, Y. S. Laurent lý giải.
Với câu hỏi: “Ngài tự hào về 50 năm thành đạt của mình như thế nào?”, “vua mốt” đáp: “Tôi đã thiết kế được tủ quần áo cho phụ nữ, với các kiểu không bao giờ cũ. Những phục sức tổng hợp, có thể mặc trong bất kỳ mùa nào. Điều đó khiến nữ giới không bị lệ thuộc vào những “đợt sóng mốt” khác nhau. Dáng - kiểu là quan trọng nhất!”. Ông thừa nhận phải mất tới 10 năm mới tạo ra kiểu dáng của riêng mình, các kiểu mới mà ông luôn dựa theo những “nét căn bản từ dạng truyền thống”.
Saint Laurent không phải là nhà sáng chế, mà đúng hơn là người biết biến hóa tài tình những kiểu dáng truyền thống vào trong các kiểu mới. Khác mọi người, ông đã thành công khi đưa vào mốt hiện đại những đường nét đẹp nhất của quá khứ như quần áo dân gian của người Áo, người Ảrập, người Nga, người Trung Hoa… Nhưng nét chính cơ bản nhất là Y. S. Laurent đã không dựa vào những thứ “yểu điệu” cố hữu, mà mang đặc trưng đàn ông.
Ông đưa áo vét, quần tây, áo khoác... - những phục sức nam giới cổ điển và tiện lợi, thành một phần “không thể thiếu” thuộc tủ trang phục cho phụ nữ ngày nay. Biết áp dụng những điều đó cho phụ nữ, nhà tạo mốt vĩ đại thực ra đã làm công cuộc giải phóng mang tính bình đẳng cho họ rất nhiều - hơn hẳn nhiều chính khách “sáo rỗng” khác.
Nhà tạo mốt Y. S. Laurent (giữa) cùng cặp “siêu mẫu bài trùng” Betty Catroux (trái) và Loulou de. |
Từ một cửa tiệm nhỏ ngày nào nay đã biến thành một “vương quốc” khổng lồ. Tổng doanh số của hơn 2000 cửa tiệm chuyên bán “hàng hiệu” YSL rải khắp hành tinh, cộng với 180 hãng thời trang đa quốc gia mua bản quyền sang nhượng, đã mang lại cho “vua mốt” tới 2 tỉ euro mỗi năm. Ngoài ra nước hoa và mỹ phẩm thuộc thương hiệu YSL cũng gặt hái được thành công rực rỡ.
Nhưng không thành công nào, không sự giàu có nào có thể làm thay đổi được Yves Saint Laurent - tuy đã thuộc lứa tuổi “cổ lai hy”. “Tôi sống như tu sĩ”, nhà tạo mốt lỗi lạc thổ lộ trong cuộc phỏng vấn cuối cùng vào đầu xuân 2008, vài tháng trước khi ông từ trần. Những tòa “tu viện” của ông là ngôi biệt thự ở Marrakesh (Morocco), một “lâu đài thời trang” - như công chúng ngưỡng mộ vẫn gọi - trong vùng Normandy ven bờ Đại Tây Dương và một căn hộ rộng mênh mông trang trí đầy các sản phẩm nghệ thuật đắt giá ngay giữa Paris.
Trong những lúc rảnh, Saint Laurent thường thích “chìm vào quá khứ”, nghe nhạc cổ điển, làm thơ và kể chuyện (nhưng không phải là tiểu sử), cùng trò chơi xếp giấy ưa thích từ thuở nhỏ… Nhưng “sợi chỉ xuyên suốt” vẫn là mốt, mốt và lại… mốt! “Với tôi việc hoàn thiện những điều đã làm quan trọng hơn là sáng chế ra kiểu mới - vua mốt tâm sự - Ngoài ra tôi còn hạnh phúc vì có được những “ăng-ten vô hình”: chỉ cần mở cửa sổ, để thấy được ngoài kia thế nào. Cuộc sống khắc tự đến với bạn và bạn chẳng phải mất công đi tìm nó”.
Yves Saint Laurent còn thời gian nữa không lâu sau hơn nửa thế kỷ theo đuổi sự nghiệp? “Vinh quang quá đỗi khiến con người ta cô đơn. Ngoài điều đó ra tôi bắt đầu cảm thấy thấm mệt rồi. Tạo mốt là một nghề chết người. Ngoài những hợp đồng độc quyền dài dằng dặc, hàng năm tôi còn phải chuẩn bị chừng 4 - 5 kiểu tổng thể nữa… Có nghĩa là tôi vẫn sẽ cứ tiếp tục như vậy cho đến hết đời”, “Saint Laurent-lớn” kết luận.
Phác thảo 3 kiểu tổng thể cuối cùng của “vua mốt” dành cho thập niên 2010. |
Và quả thực nhà tạo mốt lỗi lạc đã tuân thủ tôn chỉ của mình tới tận lúc “nhắm mắt xuôi tay”, ông mất hôm 1-6-2008 vì bệnh ung thư não giữa “kinh đô thời trang” Paris, thọ 71 tuổi. Phát biểu trong lễ tang tiễn đưa nhà tạo mốt xuất sắc về nơi an nghỉ cuối cùng, Tổng thống Pháp đương nhiệm Nicolas Sarkozy nhấn mạnh: “Di sản đồ sộ đầy sức thuyết phục của Yves Saint Laurent đã minh chứng rằng, cái đẹp là sự cần thiết cho tất cả mọi người, nhất là phụ nữ”.