Câu chuyện thiết kế tên lửa tầm nhiệt Sidewinder của Mỹ rơi vào tay Liên Xô phản ánh một thời cạnh tranh khốc liệt để giành ưu thế quân sự giữa các cường quốc trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Câu chuyện thiết kế tên lửa tầm nhiệt Sidewinder của Mỹ rơi vào tay Liên Xô phản ánh một thời cạnh tranh khốc liệt để giành ưu thế quân sự giữa các cường quốc trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Alexandr Ogorodnik sinh năm 1939 tại Sevastopol trong một gia đình sĩ quan hải quân chuyên nghiệp và nối nghiệp cha vào trường Leningrad Nakhimov. Sau khi tốt nghiệp với huy chương vàng, Ogorodnik đã vào trường kỹ thuật cao cấp Frunze, song do thị lực suy giảm nên đã chuyển sang học tại Học viện Quan hệ Quốc tế danh tiếng MGIMO và trở thành một sinh viên xuất sắc.
Vào ngày 19/8/1990, một nhóm tù nhân Liên Xô được chuyển trại bằng đường hàng không và chúng lợi dụng tình huống này để cướp máy bay trốn ra nước ngoài. Số phận của hơn 40 hành khách và phi hành đoàn đã nằm trong tay của bọn không tặc. Sau khi đe dọa cho nổ bom, nhóm tù nhân này yêu cầu được đưa đến Pakistan, hy vọng sẽ tránh bị truy tố vì tội trạng của mình. Thế nhưng chờ đợi chúng là một kết cục hoàn toàn khác.
Không như nhiều điệp viên khác, Harry Houghton làm việc cho tình báo đối ngoại Liên Xô không phải vì khuynh hướng chính trị mà vì vụ lợi. Nhờ cung cấp các tài liệu mật, ông ta và tình nhân được trả những khoản thù lao lớn. Tiền mang lại cho họ một cuộc sống xa hoa và phóng đãng. Nhưng chính điều đó đã dẫn tới thất bại của mạng lưới tình báo.
Trong thế kỷ XX, nhiều phóng viên nước ngoài trở thành mục tiêu của các cơ quan tình báo. Đôi khi họ bị cáo buộc làm gián điệp, thu thập thông tin cho các cơ quan tình báo nước khác. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của nhà sử học Nga Leonid Maksimenkov, tác giả cuốn sách “Nền kiểm duyệt lớn. Các nhà văn, nhà báo ở đất nước Xôviết. 1917-1956", kể về hoạt động của các nhà báo nước ngoài ở Liên Xô.
Theo Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô "Về việc áp dụng hình phạt tử hình đối với những kẻ phản bội Tổ quốc, làm gián điệp, phá hoại" và "theo yêu cầu của nhân dân lao động”, ngày 12/1/1950, Nhà nước Liên Xô đã áp dụng lại án tử hình vì tội phản quốc, gián điệp và phá hoại ngầm. Dưới đây là 5 gián điệp bị tử hình ở Liên Xô vì tội phản bội Tổ quốc.
Lavrenty Beria là chính trị gia Liên Xô, Nguyên soái Liên Xô và là người đứng đầu Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô dưới thời Joseph Stalin. Ngày 26/6/1953, ông bị bắt vì tội phản quốc, và ngày 23/12 cùng năm, bị xử bắn.
84 năm trước, tháng 4/1939, ủy viên Nội vụ Liên Xô Nikolay Yezhov, một trong những nhân vật nham hiểm nhất trong lịch sử Liên Xô, đã bị bắt. Tên tuổi ông ta,gắn liền với những cuộc thanh trừng khét tiếng vào những năm 1930, được lưu lại trong lịch sử với cái tên "Đại thanh trừng". "Người lùn khát máu" cao 1m52 đã trở thành nạn nhân của trò chơi do chính ông ta bày đặt.
Ngày 18/4/1942, lần đầu tiên trong Thế chiến II, Không quân Mỹ với 16 máy bay B-25 thực hiện cuộc ném bom thủ đô Tokyo, Nhật Bản để trả thù cho việc người Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng. Do không đủ nhiên liệu để bay về nên ngoài những chiếc rơi trên đất Trung Quốc, một chiếc khác với 5 thành viên phi hành đoàn phải hạ cánh xuống vùng Viễn đông Liên Xô…
80 năm trước, Tổng cục Phản gián quân đội Liên Xô SMERSH được Stalin thành lập và trở thành tổ chức phản gián quân sự xuất sắc nhất thế giới. Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, các đặc vụ của SMERSH đã phá vỡ chiến dịch “Thành cổ” của Đức, bắt giữ các quan chức cấp cao của Đức Quốc xã, và ngăn chặn một vụ ám sát lãnh tụ Liên Xô. Bài viết sau đây kể lại hoàn cảnh ra đời, quá trình hoạt động, những chiến công và hạn chế của tổ chức tình báo huyền thoại này.
Tên ông không có trong danh sách các nguyên soái xuyên suốt chiều dài lịch sử của Hồng quân Liên Xô. Thế nhưng, danh tiếng cũng như tầm ảnh hưởng của Mikhail Vasilyevich Frunze lại không hề thua kém bất cứ nhà tư tưởng quân sự kiệt xuất nào, trong cả quân sử Liên Xô nói chung lẫn quân sử nước Nga nói riêng.
Cặp vợ chồng người Mỹ Morris Cohen và Leontina Petka đã gắn kết với nhau không chỉ trong tình yêu mà họ cùng hỗ trợ cho nhau trong hoạt động phục vụ Ban tình báo đối ngoại của Liên Xô. Nhờ những điệp viên này mà Moscow đã nắm được nhiều tài liệu bí mật của các quốc gia khác, cũng như việc chế tạo bom nguyên tử ở Mỹ.
Tháng 12/1941, nghĩa là cách đây tròn 80 năm, có một cơn thủy triều hung bạo đã hoàn toàn bị chặn đứng sau khi quét qua cả châu Âu lục địa, để rồi bắt đầu chính thức bị đẩy lùi. Sáu tháng sau khi bất thần xua quân vượt biên giới để tiến đánh Liên bang Xôviết, sáu tháng sau khi ngạo nghễ tuyên bố rằng đất nước ấy “sẽ không thể gượng dậy nổi”, nhà độc tài Đức Quốc xã Adolf Hitler đã phải cay đắng chấp nhận rằng dù chỉ còn cách chưa đầy 100km, quân đội của ông ta sẽ không bao giờ có thể duyệt binh trên Quảng trường Đỏ.
Ông được mệnh danh là “điệp viên bom nguyên tử” giỏi nhất trong lịch sử, đồng thời được tờ báo lớn nhất nước Mỹ gọi là điệp viên số 1 của thế kỷ 20. Ông ẩn nấp trong “Dự án Manhattan” của Mỹ nhiều năm, sau khi lấy thành công những tài liệu cơ mật của bom nguyên tử, ông đã đào tẩu, cục điều tra liên bang của Mỹ (FBI) rất xấu hổ vị sự kiện này.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Israel luôn là một địa bàn hoạt động quan trọng của tình báo XôViết, cho dù về mặt địa lý, quốc gia này không phải là một đối thủ có tầm quan trọng chiến lược. Trọng tâm các thông tin được khai thác tại đây chủ yếu tập trung vào những bí mật về công nghiệp quốc phòng của Mỹ nằm trong các vũ khí hiện đại trang bị cho Israel (vốn là một đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực).
Thuật ngữ “chuột chũi” dùng để chỉ những nội gián, những nhân viên của một cơ quan tình báo nhưng đã được đối phương tuyển mộ để cung cấp tin tức bí mật cho mình. Vụ bắt giữ Aldrich Ames vào năm 1994 là một trường hợp như vậy. Là sĩ quan CIA phụ trách lĩnh vực phản gián chống Liên Xô, từ 1985 đến lúc bị bắt, Ames liên tục bán các tài liệu tuyệt mật của Mỹ cho KGB để đổi lấy số tiền 2,5 triệu USD.