Bên trong các đồn điền cần sa phi pháp của Paraguay

Thứ Hai, 29/01/2018, 20:56
Những chiếc mũ cao bồi được trang trí hình báo và da rắn đang được bày bán khắp các chợ ở thành phố Pedro Juan Caballero, xứ Paraguay. Chỉ cần vượt qua 2 làn xe là có thể đặt chân đến Brazil. Nằm không xa đó, du khách có thể tìm thấy sòng bạc và nhà chứa. Pedro Juan Caballero là cung đường buôn lậu bản lề xuyên qua Brazil.

80% cần sa được sản xuất ở Paraguay là được tuồn lậu đến Brazil, theo dữ liệu được công bố bởi Ban thư ký phòng chống ma túy quốc gia Paraguay (Secretaría Nacional Antidrogas - SENAD). 3 triệu người Brazil thường xuyên dùng ma túy, theo số liệu của Cơ quan điều tra rượu và ma túy quốc gia thứ hai (SNSAD) của Đại học liên bang São Paulo; và trong 6 tháng đầu tiên của năm 2017, Không giống như Colombia và  Uruguay, canh tác cần sa bị xem là phi pháp ở cả Brazil và Paraguay.

Các đồn điền cần sa ở Paraguay được cho là đang phủ khắp một diện tích lên tới 7.000 ha. Hệ thống đồn điền này được "bảo kê" bởi một mạng lưới các sĩ quan cảnh sát tham nhũng và giới chức khác. Trong số những nhân viên đồn điền là Adriano, người Brazil trạc 25 tuổi là người quản lý một đồn điền cần sa. Adriano đóng vai trò trung gian giữa công nhân và ông chủ đồn điền.

Đóng cần sa vào bao.

Chủ của Adriano là Gerson, một quý ông Brazil tuổi trạc 50, người này sinh ra trong một gia đình có tiền sử lạm dụng cần sa. Gerson khẳng định: "Cảnh sát Paraguay không gây khó dễ cho tụi tôi. Nếu có cảnh sát đến đồn điền, tụi tôi sẽ "biếu" họ 70 USD và cho phép họ thoải mái đi vào. Cảnh sát Brazil tụi tôi cũng làm y chang vậy, nhưng khó nhất là cảnh sát quân đội. Họ không thèm đi vòng quanh, với họ chỉ có 2 lối thoát là nhà tù hay quan tài".

Như thành phố Pedro Juan Caballero bỏ lại phía sau, những tuyến đường Brazil và Paraguay nằm san sát bên nhau. Chỉ có sự khác biệt giữa 2 tuyến đường này là đường phía Brazil được tráng nhựa khá cẩu thả, còn đường của Paraguay thì có cũng như không. Dọc đường đi, xe tải chở "hàng" liên tục đánh võng để tránh sự kiểm soát của các trạm cảnh sát. Lúc vượt qua thị trấn gần nhất để đến đồn điền, nơi có không đầy 1.000 dân cư, Gerson liên tục nhòm qua cửa xe để coi có ai theo dõi hay không.

"Tổng hành dinh" của đồn điền cần sa là một ngôi nhà đơn giản với căn phòng ngủ có nhiều cái giường, phòng tắm có máy nước nóng, ti vi và cả bộ vệ tinh. Adriano giải thích rằng anh ta có thời gian 5 năm lăn lộn giữa các đồn điền trong vùng, nhưng chỉ ở đồn điền của Gerson thì anh ta mới thực sự cảm thấy thoải mái.

Cả Adriano và Gerson đều thủ sẵn súng lục. Nhưng các cuộc giao tranh giữa tội phạm và nhà chức trách hiếm khi xảy ra vì mỗi lần trước các chuyến thị sát của cảnh sát, họ được gọi điện báo trước và thương lượng về việc "chung chi".

Chỗ ở của công nhân.

Không có tay chủ đồn điền cần sa nào muốn rước lấy phiền toái về cho mình. Theo Gerson, việc trì hoãn nâng cấp các con đường dẫn tới  các đồn điền đã góp phần trực tiếp ngăn cản sức tấn công của phía cảnh sát.

Năm ngoái 2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Brazil-Alexandre de Moraes đã tìm tới vùng trồng cần sa Pedro Juan Caballero cùng với các viên chức SENAD. Ông Morases đã dùng rựa để chặt các cây cần sa, gửi tín hiệu cho đám buôn lậu rằng các đồn điền phạm pháp sẽ không được dung thứ.

Ông Francisco Ayala khẳng định với hãng tin Agencia Pública rằng "có thể trên mặt trận chống ma túy đều ít nhiều có tham nhũng", và rằng SENAD đang tiến hành các chính sách để cố gắng ngăn ngừa thực trạng đó. Ông Ayala giải thích: "Chúng tôi tin rằng số lượng những vụ bắt giữ hàng lậu (ma túy) là cao nhất lịch sử trong vòng 3 năm qua".

Trong suốt 4 tháng cây cần sa sinh trưởng, chỉ có 2 công nhân trong ruộng. Vào mùa thu hoạch, chủ các đồn điền tuyển thêm 10 người nữa để hái, phơi khô và đóng cần sa vào bao. Các công nhân hưởng lương 70.000 Guarani (tương đương 12 USD) một ngày công. Tiền lương công nhân cũng như giá cần sa do các chủ đồn điền đặt ra để tránh sự cạnh tranh. Các công nhân ngủ trong lều gỗ, căng bạt.

Họ dùng nước sinh hoạt từ các dòng suối. Nam công nhân làm quận quật từ bình minh tới tận hoàng hôn, ngay cả ban đêm dưới máy phát điện. Vào vụ thu hoạch, có những rẫy cần sa, công nhân làm việc tận 24/24 giờ, lấy ánh sáng từ các tấm gương phản xạ đặt quanh họ. Đa phần nhân công đều trẻ, trạc tuổi 20, thầm lặng và hoài nghi. Công nhân Roque đảm trách việc gieo hạt và thu hoạch cần sa. Anh ta bắt đầu làm nghề khi mới 17 tuổi sau khi bỏ trường phổ thông trung học và không tìm được việc làm. Sau 4 năm làm thuê cho các ông chủ, giờ đây anh ta có ruộng cần sa riêng, ngân sách trồng do Gerson chi.

Tiền thu được từ cần sa, Roque "đầu tư" cho bạn gái và gái điếm. Tiền từ cần sa nuôi sống các gia đình và giữ ổn định cho các cộng đồng ở một góc đất nước Paraguay, nhưng cũng chẳng nhiều nhặn gì để giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo.

* Tên các nhân vật đã được thay đổi

Hải Thanh (tổng hợp)
.
.